Văn Thánh Miếu tọa lạc trên một vùng đất rộng, bên dòng Long Hồ giang, thuộc phường 4, thị xã Vĩnh Long, được xây dựng và hoàn thành trong vòng hai năm từ 1864 - 1866.Cùng với Văn Thánh Miếu Biên Hòa ở Đồng Nai và Văn Thánh Miếu Gia Định, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long tạo nên bộ 3 Văn Miếu nổi tiếng ở Nam Bộ vào thế kỷ 19, khi nền Nho giáo được đề cao.Cổng tam quan dẫn lối vào Văn Thánh Miếu có hai mái được sơn màu thiếp vàng - gam màu thường được vua chúa sử dụng vào thời kỳ trước. Cổng được thiết kế theo hình vòm, cổng chính lớn hơn hai cổng phụ, trên cổng có dòng Hán tự đề “Văn Thánh Miếu”. Cổng cột có câu đối ngợi ca đức sáng của Khổng Tử lẫn tinh thần của Văn Miếu.Điểm dừng chân đầu tiên là Văn Xương Các - thư viện chứa sách cho các học phu và cũng là nơi hội họp, học tập lẫn bàn luận văn chương.Trên tầng 2 có thờ ba vị chuyên lo các việc học hành thi cử - Văn Xương Đế Quân, bên dưới thờ cụ Phan Thanh Giản và Sùng đức tiên sinh Võ Trường Toản cùng nhiều bậc văn sĩ khác được mến mộ lúc bấy giờ.Rời Văn Xương Các, tản bộ thêm chừng 100m, du khách sẽ tới điện chính của Văn Thánh Miếu nằm trên nền đá cao khoảng 90cm, tạo nên khoảng cách tựa bậc thềm với bên dưới - kiểu kiến trúc quen thuộc thời xưa.Tượng đức Khổng Tử được đặt thờ ở giữa, hai bên là bốn vị cao đồ. Ngoài ra, bàn thờ bên tả hữu còn thờ cúng 12 vị học sĩ cao đồ khác.Bên ngoài hai ngôi miếu nhỏ cũng được xây dựng làm nơi tưởng nhớ đến 72 vị học trò danh tiếng của Khổng Tử.Bia đá ghi lại công đức của cụ Phan Thanh Giản và những người đóng góp tạo nên Văn Thánh Miếu cũng là điểm dừng chân mà khách du lịch nên tới thăm để hiểu thêm về những giai đoạn thăng trầm của “Quốc Tử Giám” tại phương Nam.Văn Thánh Miếu được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991.Nhẹ bước dưới tán cây cổ thụ, mặc cho cơn gió từ sông Long Hồ phả vào tâm hồn dịu mát, nghe lá cây xào xạc quyện cùng tiếng hót líu lo, bỗng thấy tâm hồn tươi mới, an yên biết nhường nào. Chỉ vậy thôi, cũng đủ cho lữ khách quên hết những âu lo, để quay ngược thời gian trở về quá khứ tìm hiểu lịch sử Nho giáo Việt Nam.
Văn Thánh Miếu tọa lạc trên một vùng đất rộng, bên dòng Long Hồ giang, thuộc phường 4, thị xã Vĩnh Long, được xây dựng và hoàn thành trong vòng hai năm từ 1864 - 1866.
Cùng với Văn Thánh Miếu Biên Hòa ở Đồng Nai và Văn Thánh Miếu Gia Định, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long tạo nên bộ 3 Văn Miếu nổi tiếng ở Nam Bộ vào thế kỷ 19, khi nền Nho giáo được đề cao.
Cổng tam quan dẫn lối vào Văn Thánh Miếu có hai mái được sơn màu thiếp vàng - gam màu thường được vua chúa sử dụng vào thời kỳ trước. Cổng được thiết kế theo hình vòm, cổng chính lớn hơn hai cổng phụ, trên cổng có dòng Hán tự đề “Văn Thánh Miếu”. Cổng cột có câu đối ngợi ca đức sáng của Khổng Tử lẫn tinh thần của Văn Miếu.
Điểm dừng chân đầu tiên là Văn Xương Các - thư viện chứa sách cho các học phu và cũng là nơi hội họp, học tập lẫn bàn luận văn chương.
Trên tầng 2 có thờ ba vị chuyên lo các việc học hành thi cử - Văn Xương Đế Quân, bên dưới thờ cụ Phan Thanh Giản và Sùng đức tiên sinh Võ Trường Toản cùng nhiều bậc văn sĩ khác được mến mộ lúc bấy giờ.
Rời Văn Xương Các, tản bộ thêm chừng 100m, du khách sẽ tới điện chính của Văn Thánh Miếu nằm trên nền đá cao khoảng 90cm, tạo nên khoảng cách tựa bậc thềm với bên dưới - kiểu kiến trúc quen thuộc thời xưa.
Tượng đức Khổng Tử được đặt thờ ở giữa, hai bên là bốn vị cao đồ. Ngoài ra, bàn thờ bên tả hữu còn thờ cúng 12 vị học sĩ cao đồ khác.
Bên ngoài hai ngôi miếu nhỏ cũng được xây dựng làm nơi tưởng nhớ đến 72 vị học trò danh tiếng của Khổng Tử.
Bia đá ghi lại công đức của cụ Phan Thanh Giản và những người đóng góp tạo nên Văn Thánh Miếu cũng là điểm dừng chân mà khách du lịch nên tới thăm để hiểu thêm về những giai đoạn thăng trầm của “Quốc Tử Giám” tại phương Nam.
Văn Thánh Miếu được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991.
Nhẹ bước dưới tán cây cổ thụ, mặc cho cơn gió từ sông Long Hồ phả vào tâm hồn dịu mát, nghe lá cây xào xạc quyện cùng tiếng hót líu lo, bỗng thấy tâm hồn tươi mới, an yên biết nhường nào. Chỉ vậy thôi, cũng đủ cho lữ khách quên hết những âu lo, để quay ngược thời gian trở về quá khứ tìm hiểu lịch sử Nho giáo Việt Nam.