Nằm ở khu Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc, phường Long Bình, quận 9, TPHCM, đền thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh là công trình tâm linh bề thế được xây dựng để tưởng nhớ công lao của vị tướng đặt nền móng xây dựng vùng đất Sài Gòn - Gia Định.Toàn bộ công trình với tổng diện tích hơn 7.400 m2, gồm các hạng mục: cổng tam quan, khối đền chính, văn bia, hồ nước…, được khánh vào ngày 17/5 năm Ất Mùi (20/6/2015), ngày giỗ của Đức Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh.Ngược dòng lịch sử, Đức Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) là một trong những danh tướng có công lớn của dân tộc trong thời kỳ dựng nước và giữ nước ở phương Nam. Ông là vị tướng xuất sắc, nhà chính trị tài giỏi, nhân hậu, giàu lòng yêu nước.Vốn dòng dõi võ tướng, ông sớm theo cha là danh tướng Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật (1603 - 1681) chinh chiến, lập nhiều chiến công và được Chúa Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687) phong chức Cai Cơ.Năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) phong Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất, đem quân đi kinh lược xứ Đồng Nai.Ông đã lấy đất Đồng Phố đặt làm phủ Gia Định; lấy Đồng Nai làm huyện Phước Long, đặt doanh Trấn Biên; lấy Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng doanh Phiên Trấn.Nguyễn Hữu Cảnh đã tập hợp và chiêu mộ lưu dân, đồng thời đặt các chức quan, binh để quản lý, tổ chức khai khẩn ruộng đất, định ngạch tô thuế, làm sổ định điền, xác lập chủ quyền của Đàng Trong.Năm 1700, Đức Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh qua đời tại Sầm Khê (Rạch Gầm, nay thuộc tỉnh Tiền Giang).Ông được đưa về an táng tại thôn Bình Hoành, Cù lao Phố, doanh Trấn Biên, Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Năm 1802, di hài ông được cải táng về quê nhà ở Quảng Bình.Ngày nay, cột mốc lịch sử 1698 – năm Nguyễn Hữu Cảnh xác lập các phủ, doanh ở khu vực Sài Gòn – đã được lấy làm năm khai sinh Sài Gòn – TP HCM.Mời quý độc giả xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.
Nằm ở khu Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc, phường Long Bình, quận 9, TPHCM, đền thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh là công trình tâm linh bề thế được xây dựng để tưởng nhớ công lao của vị tướng đặt nền móng xây dựng vùng đất Sài Gòn - Gia Định.
Toàn bộ công trình với tổng diện tích hơn 7.400 m2, gồm các hạng mục: cổng tam quan, khối đền chính, văn bia, hồ nước…, được khánh vào ngày 17/5 năm Ất Mùi (20/6/2015), ngày giỗ của Đức Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh.
Ngược dòng lịch sử, Đức Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) là một trong những danh tướng có công lớn của dân tộc trong thời kỳ dựng nước và giữ nước ở phương Nam. Ông là vị tướng xuất sắc, nhà chính trị tài giỏi, nhân hậu, giàu lòng yêu nước.
Vốn dòng dõi võ tướng, ông sớm theo cha là danh tướng Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật (1603 - 1681) chinh chiến, lập nhiều chiến công và được Chúa Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687) phong chức Cai Cơ.
Năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) phong Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất, đem quân đi kinh lược xứ Đồng Nai.
Ông đã lấy đất Đồng Phố đặt làm phủ Gia Định; lấy Đồng Nai làm huyện Phước Long, đặt doanh Trấn Biên; lấy Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng doanh Phiên Trấn.
Nguyễn Hữu Cảnh đã tập hợp và chiêu mộ lưu dân, đồng thời đặt các chức quan, binh để quản lý, tổ chức khai khẩn ruộng đất, định ngạch tô thuế, làm sổ định điền, xác lập chủ quyền của Đàng Trong.
Năm 1700, Đức Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh qua đời tại Sầm Khê (Rạch Gầm, nay thuộc tỉnh Tiền Giang).
Ông được đưa về an táng tại thôn Bình Hoành, Cù lao Phố, doanh Trấn Biên, Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Năm 1802, di hài ông được cải táng về quê nhà ở Quảng Bình.
Ngày nay, cột mốc lịch sử 1698 – năm Nguyễn Hữu Cảnh xác lập các phủ, doanh ở khu vực Sài Gòn – đã được lấy làm năm khai sinh Sài Gòn – TP HCM.
Mời quý độc giả xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.