Bắc qua sông Nguyệt Đức, cầu đá làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) được các nhà nghiên cứu di sản đánh giá là một công trình kiến trúc độc đáo còn nguyên vẹn chưa từng thấy ở bất cứ làng cổ nào của Đồng bằng sông Hồng.Vào thế kỷ 16, cây cầu này được làm bằng gỗ lim. Đến thời vưa Tự Đức, cầu được người dân làng Nôm xây lại hoàn toàn bằng đá xanh.Cầu được xây 9 nhịp, theo quan niệm của người xưa số 9 tượng trưng cho sự may mắn, viên mãn.Mặt cầu rộng gần 2m, làm bằng những phiến đá lớn được đục đẽo chính xác để gắn khít nhau một cách hoàn hảo.Chân cầu là những cột đá hình trụ, không đều nhau được đẽo thô để gác dầm cầu.Mỗi dầm cầu được chống đỡ bởi ba cột đá.Các mỏm đá dầm cầu được chạm trổ vân mây khá tinh xảo.Đây là một loại họa tiết thường sử dụng để trang trí trong kiến trúc cổ, biểu trưng cho vận tốt và phúc lành.Mố cầu được gia cố vào năm 1942 bằng bê tông.Nét đặc biệt trong cách xây dựng của cầu đá làng Nôm là mặt cầu, dầm cầu và chân cầu chỉ gác lên nhau chứ không có vật liệu liên kết như vôi vữa hay đinh ốc như những cây cầu hiện đại.Dù vậy, sau hai thế kỷ tồn tại, cây cầu vẫn bền vững về mặt kết cấu.Điều đó cho thấy trình độ thiết kế, gia công vật liệu và thi công cầu của những người thợ ngày xưa rất đáng nể phục.Ngày nay, hàng trăm lượt người cùng các phương tiện cơ giới vẫn qua cầu mỗi ngày.Không chỉ là một công trình giao thông, cây cầu đá cổ đã trở thành một điểm nhấn độc đáo mang lại sức hút đặc biệt cho không gian văn hóa thuần Việt của làng Nôm.Cây cầu lịch sử này đã đi vào tâm thức của nhiều thế hệ người dân làng Nôm qua câu ca dao: "Ai về cầu đá làng Nôm/ Mà xem phong cảnh nước non hữu tình".
Bắc qua sông Nguyệt Đức, cầu đá làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) được các nhà nghiên cứu di sản đánh giá là một công trình kiến trúc độc đáo còn nguyên vẹn chưa từng thấy ở bất cứ làng cổ nào của Đồng bằng sông Hồng.
Vào thế kỷ 16, cây cầu này được làm bằng gỗ lim. Đến thời vưa Tự Đức, cầu được người dân làng Nôm xây lại hoàn toàn bằng đá xanh.
Cầu được xây 9 nhịp, theo quan niệm của người xưa số 9 tượng trưng cho sự may mắn, viên mãn.
Mặt cầu rộng gần 2m, làm bằng những phiến đá lớn được đục đẽo chính xác để gắn khít nhau một cách hoàn hảo.
Chân cầu là những cột đá hình trụ, không đều nhau được đẽo thô để gác dầm cầu.
Mỗi dầm cầu được chống đỡ bởi ba cột đá.
Các mỏm đá dầm cầu được chạm trổ vân mây khá tinh xảo.
Đây là một loại họa tiết thường sử dụng để trang trí trong kiến trúc cổ, biểu trưng cho vận tốt và phúc lành.
Mố cầu được gia cố vào năm 1942 bằng bê tông.
Nét đặc biệt trong cách xây dựng của cầu đá làng Nôm là mặt cầu, dầm cầu và chân cầu chỉ gác lên nhau chứ không có vật liệu liên kết như vôi vữa hay đinh ốc như những cây cầu hiện đại.
Dù vậy, sau hai thế kỷ tồn tại, cây cầu vẫn bền vững về mặt kết cấu.
Điều đó cho thấy trình độ thiết kế, gia công vật liệu và thi công cầu của những người thợ ngày xưa rất đáng nể phục.
Ngày nay, hàng trăm lượt người cùng các phương tiện cơ giới vẫn qua cầu mỗi ngày.
Không chỉ là một công trình giao thông, cây cầu đá cổ đã trở thành một điểm nhấn độc đáo mang lại sức hút đặc biệt cho không gian văn hóa thuần Việt của làng Nôm.
Cây cầu lịch sử này đã đi vào tâm thức của nhiều thế hệ người dân làng Nôm qua câu ca dao: "Ai về cầu đá làng Nôm/ Mà xem phong cảnh nước non hữu tình".