Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) là một trong những nữ tướng tiêu biểu nhất của nước ta. Theo một số tài liệu lịch sử, mỗi khi xung trận cầm quân đánh giặc, bà thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi chiến, rất oai phong lẫm liệt.Theo Sách “Lịch sử Việt Nam”, năm 248, Bà Triệu cùng anh là Triệu Quốc Đạt tập hợp những nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm, luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa, chống lại nhà Ngô xâm lược. Nhân dân tôn vinh Bà là Nhụy Kiều tướng quân (vị tướng yêu kiều) và Lệ Hải Bà vương (Vua Bà ở vùng biển mỹ lệ).Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan ra Giao Chỉ, Cửu Đức, Nhật Nam. Thứ sử Châu Giao bị giết, quan lại đô hộ ở Châu Giao hết sức hoảng sợ. Chính quyền đô hộ đã cử Lục Dận mang 8.000 quân tiếp viện để đàn áp cuộc khởi nghĩa. Ngày 22/2/248, Bà Triệu và nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm nhưng do tương quan lực lượng quá lớn nên thất bại. Cuối cùng, bà lên núi Tùng rút gươm tự vẫn.Căm thù nợ nước, giặc nhà, năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, tấn công vào trị sở Luy Lâu. Viên Thái thú Tô Định sợ hãi phải cắt tóc, cạo râu, vất bỏ ấn tín, trà trộn vào đám loại quân, tháo chạy về Trung Quốc. Đất nước giành lại độc lập trong vòng 3 năm, Hai Bà lên làm vua, sử cũ gọi là Trưng Nữ Vương.Tây Sơn ngũ phụng thư là biệt hiệu người đời dùng để nói về 5 nữ tướng nổi danh của nhà Tây Sơn gồm: Bùi Thị Xuân, Huỳnh Thị Cúc, Nguyễn Thị Dung, Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan.Không chỉ là nữ tướng nổi tiếng, Bùi Thị Xuân còn gắn liền giai thoại đánh hổ cứu chồng. Theo sách "Nhà Tây Sơn", trước khi kết duyên cùng thái phó Trần Quang Diệu, bà từng giúp ông đánh đuổi hổ dữ ngay trong lần đầu tiên hai người gặp mặt.Nữ tướng Bùi Thị Xuân là người nổi tiếng với biệt tài thuần dưỡng voi. Bà từng xây dựng được đội quân voi chiến lên tới hàng trăm con. Trong thời đi theo nhà Tây Sơn, binh đoàn voi của bà lập được rất nhiều chiến công trên chiến trường, khiến quân Xiêm, Thanh bao phen kinh hồn bạt vía.Trong trận đánh nổi tiếng ở Rạch Gầm - Xoài Mút vào đêm 19 rạng sáng 20/1/1785, nữ tướng Bùi Thị Xuân chém bay đầu tướng Xiêm là Lục Côn.Nhà Tây Sơn có duy nhất một nữ tướng được phong làm đô đốc, là nữ tướng Bùi Thị Xuân - vị đô đốc chỉ huy đội tượng binh từng khiến quân Thanh và Xiêm khiếp sợ. Bà cũng chính là nữ đô đốc duy nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Bà Triệu giết thứ sử Giao Châu Căm hận nước nhà bị đô hộ, nhân dân bị áp bức, Bà Triệu cùng anh trai dấy cờ khởi nghĩa, giết tên thứ sử độc ác, mong giành lại độc lập cho nước nhà.
Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) là một trong những nữ tướng tiêu biểu nhất của nước ta. Theo một số tài liệu lịch sử, mỗi khi xung trận cầm quân đánh giặc, bà thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi chiến, rất oai phong lẫm liệt.
Theo Sách “Lịch sử Việt Nam”, năm 248, Bà Triệu cùng anh là Triệu Quốc Đạt tập hợp những nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm, luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa, chống lại nhà Ngô xâm lược. Nhân dân tôn vinh Bà là Nhụy Kiều tướng quân (vị tướng yêu kiều) và Lệ Hải Bà vương (Vua Bà ở vùng biển mỹ lệ).
Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan ra Giao Chỉ, Cửu Đức, Nhật Nam. Thứ sử Châu Giao bị giết, quan lại đô hộ ở Châu Giao hết sức hoảng sợ. Chính quyền đô hộ đã cử Lục Dận mang 8.000 quân tiếp viện để đàn áp cuộc khởi nghĩa. Ngày 22/2/248, Bà Triệu và nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm nhưng do tương quan lực lượng quá lớn nên thất bại. Cuối cùng, bà lên núi Tùng rút gươm tự vẫn.
Căm thù nợ nước, giặc nhà, năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, tấn công vào trị sở Luy Lâu. Viên Thái thú Tô Định sợ hãi phải cắt tóc, cạo râu, vất bỏ ấn tín, trà trộn vào đám loại quân, tháo chạy về Trung Quốc. Đất nước giành lại độc lập trong vòng 3 năm, Hai Bà lên làm vua, sử cũ gọi là Trưng Nữ Vương.
Tây Sơn ngũ phụng thư là biệt hiệu người đời dùng để nói về 5 nữ tướng nổi danh của nhà Tây Sơn gồm: Bùi Thị Xuân, Huỳnh Thị Cúc, Nguyễn Thị Dung, Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan.
Không chỉ là nữ tướng nổi tiếng, Bùi Thị Xuân còn gắn liền giai thoại đánh hổ cứu chồng. Theo sách "Nhà Tây Sơn", trước khi kết duyên cùng thái phó Trần Quang Diệu, bà từng giúp ông đánh đuổi hổ dữ ngay trong lần đầu tiên hai người gặp mặt.
Nữ tướng Bùi Thị Xuân là người nổi tiếng với biệt tài thuần dưỡng voi. Bà từng xây dựng được đội quân voi chiến lên tới hàng trăm con. Trong thời đi theo nhà Tây Sơn, binh đoàn voi của bà lập được rất nhiều chiến công trên chiến trường, khiến quân Xiêm, Thanh bao phen kinh hồn bạt vía.
Trong trận đánh nổi tiếng ở Rạch Gầm - Xoài Mút vào đêm 19 rạng sáng 20/1/1785, nữ tướng Bùi Thị Xuân chém bay đầu tướng Xiêm là Lục Côn.
Nhà Tây Sơn có duy nhất một nữ tướng được phong làm đô đốc, là nữ tướng Bùi Thị Xuân - vị đô đốc chỉ huy đội tượng binh từng khiến quân Thanh và Xiêm khiếp sợ. Bà cũng chính là nữ đô đốc duy nhất của chế độ phong kiến Việt Nam.
Bà Triệu giết thứ sử Giao Châu Căm hận nước nhà bị đô hộ, nhân dân bị áp bức, Bà Triệu cùng anh trai dấy cờ khởi nghĩa, giết tên thứ sử độc ác, mong giành lại độc lập cho nước nhà.