Nằm ở phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng, nghĩa trũng (nghĩa trang) Hòa Vang là nghĩa trang liệt sĩ cổ nhất Việt Nam. Sự hình thành của nghĩa trang đặc biệt này gắn với một sự kiện hào hùng trong lịch sử cuộc kháng chiến của quân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược.Ngược dòng thời gian, giữa thế kỷ 19, những chính sách bảo thủ của nhà Nguyễn đã khiến Việt Nam tụt hậu và lọt vào tầm ngắm của thực dân Pháp. Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến trang bị đại bác tấn công vào Đà Nẵng, bắt đầu cuộc xâm lược Việt Nam.Trong ngày đầu chiến sự, hầu hết đồn phòng thủ phía Đông sông Hàn bị hạ. Sáng 2/9/1858, địch tiếp tục pháo kích tấn công thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm khu vực phía Tây. Lực lượng quân triều đình vừa đánh, vừa lui dần, lập phòng tuyến phía Tây Nam Hòa Vang để ngăn địch.Sự kháng cự quyết liệt của quân triều đình cùng với quyết tâm cao và khối đoàn kết toàn dân đã khiến địch không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật để tấn công ồ ạt mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng.Để tăng cường năng lực tổ chức phòng thủ, vua Tự Đức đã điều võ tướng Nguyễn Tri Phương từ Nam Kỳ ra chỉ huy mặt trận Đà Nẵng. Với tài thao lược của mình, Nguyễn Tri Phương đã đánh giá tình hình đúng đắn và đề ra một phương lược phòng thủ và đánh địch năng động, thích hợp.Ông chủ trương không tiến công địch chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của địch, mà bao vây chặn địch ngoài mé biển, tăng cường phục kích địch, không cho chúng tiếp xúc với dân, thực hiện “vườn không, nhà trống”, cô lập và triệt đường tiếp tế, cung cấp lương thực tại chỗ.Cho đến hết năm 1858, quân Pháp – Tây Ban Nha vẫn không sao mở rộng phá vỡ thế phòng thủ của ta để thực hiện chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh. Tiến thoái đều không được, đầu tháng 2/1859, chúng chuyển hướng tấn công vào Gia Định, chỉ để lại ở Đà Nẵng một lực lượng nhỏ.Tương quan lực lượng tại Đà Nẵng lúc này đã thay đổi, tạo thế thuận lợi cho triều đình. Yếu tố khí hậu khắc nghiệt cùng các loại bệnh tật của một xứ sở nhiệt đới xa lạ với người châu Âu lại càng khiến quân địch khốn đốn, gần như bị tước mất sức chiến đấu.Kết cục, sau 18 tháng đánh chiếm Đà Nẵng (từ 1/9/1858 đến 23/3/1860), quân Pháp phải rút hết khỏi Đà Nẵng để đưa sang hỗ trợ cho chiến trường Trung Quốc. Đây là thắng lợi đầu tiên và duy nhất của triều đình nhà Nguyễn trong cuộc chiến với thực dân Pháp.Năm 1866, nghĩa trũng Hòa Vang được thành lập để quy tụ hài cốt binh sĩ tử trận trong cuộc chiến chống người Âu. Ban đầu nghĩa trũng nằm ở làng Nghi An (nay thuộc phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ). Đến năm 1962, khi sân bay Đà Nẵng mở rộng, nghĩa trũng chuyển về địa điểm hiện tại...
Mời quý độc giả xem video: Đà Nẵng chuyển mình xứng tầm "anh cả" miền Trung.
Nằm ở phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng, nghĩa trũng (nghĩa trang) Hòa Vang là nghĩa trang liệt sĩ cổ nhất Việt Nam. Sự hình thành của nghĩa trang đặc biệt này gắn với một sự kiện hào hùng trong lịch sử cuộc kháng chiến của quân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược.
Ngược dòng thời gian, giữa thế kỷ 19, những chính sách bảo thủ của nhà Nguyễn đã khiến Việt Nam tụt hậu và lọt vào tầm ngắm của thực dân Pháp. Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến trang bị đại bác tấn công vào Đà Nẵng, bắt đầu cuộc xâm lược Việt Nam.
Trong ngày đầu chiến sự, hầu hết đồn phòng thủ phía Đông sông Hàn bị hạ. Sáng 2/9/1858, địch tiếp tục pháo kích tấn công thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm khu vực phía Tây. Lực lượng quân triều đình vừa đánh, vừa lui dần, lập phòng tuyến phía Tây Nam Hòa Vang để ngăn địch.
Sự kháng cự quyết liệt của quân triều đình cùng với quyết tâm cao và khối đoàn kết toàn dân đã khiến địch không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật để tấn công ồ ạt mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng.
Để tăng cường năng lực tổ chức phòng thủ, vua Tự Đức đã điều võ tướng Nguyễn Tri Phương từ Nam Kỳ ra chỉ huy mặt trận Đà Nẵng. Với tài thao lược của mình, Nguyễn Tri Phương đã đánh giá tình hình đúng đắn và đề ra một phương lược phòng thủ và đánh địch năng động, thích hợp.
Ông chủ trương không tiến công địch chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của địch, mà bao vây chặn địch ngoài mé biển, tăng cường phục kích địch, không cho chúng tiếp xúc với dân, thực hiện “vườn không, nhà trống”, cô lập và triệt đường tiếp tế, cung cấp lương thực tại chỗ.
Cho đến hết năm 1858, quân Pháp – Tây Ban Nha vẫn không sao mở rộng phá vỡ thế phòng thủ của ta để thực hiện chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh. Tiến thoái đều không được, đầu tháng 2/1859, chúng chuyển hướng tấn công vào Gia Định, chỉ để lại ở Đà Nẵng một lực lượng nhỏ.
Tương quan lực lượng tại Đà Nẵng lúc này đã thay đổi, tạo thế thuận lợi cho triều đình. Yếu tố khí hậu khắc nghiệt cùng các loại bệnh tật của một xứ sở nhiệt đới xa lạ với người châu Âu lại càng khiến quân địch khốn đốn, gần như bị tước mất sức chiến đấu.
Kết cục, sau 18 tháng đánh chiếm Đà Nẵng (từ 1/9/1858 đến 23/3/1860), quân Pháp phải rút hết khỏi Đà Nẵng để đưa sang hỗ trợ cho chiến trường Trung Quốc. Đây là thắng lợi đầu tiên và duy nhất của triều đình nhà Nguyễn trong cuộc chiến với thực dân Pháp.
Năm 1866, nghĩa trũng Hòa Vang được thành lập để quy tụ hài cốt binh sĩ tử trận trong cuộc chiến chống người Âu. Ban đầu nghĩa trũng nằm ở làng Nghi An (nay thuộc phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ). Đến năm 1962, khi sân bay Đà Nẵng mở rộng, nghĩa trũng chuyển về địa điểm hiện tại...
Mời quý độc giả xem video: Đà Nẵng chuyển mình xứng tầm "anh cả" miền Trung.