Tọa lạc tại số 50 phố Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, chùa Lý Triều Quốc Sư là một ngôi chùa cổ nối tiếng của Hà Nội. Chùa còn lưu giữ một cột đá tuổi đời nhiều thế kỷ, được coi là chứng tích vô giá về kinh thành Thăng Long xưa.Có từ thời Hậu Lê, cột đá này nằm ở sân trước của ngôi chùa, cách cổng tam quan và con phố nhộn nhịp chỉ vài bước chân.Về tổng thể, cây cột cổ của chùa Lý Triều Quốc Sư cao 2,4 mét, chia làm ba phần, bệ, thân và đỉnh.Phần bệ hình tròn, đường kính khoảng 70 cm, phía trên trang trí cánh sen.Thân cột là hình trụ tròn đường kính khoảng 30 cm. Giữa thân xưa có khắc minh văn, nay đã phai mờ theo thời gian.Phần trên và dưới thân cột phình ra, có các dải hoa văn trang trí hình cánh sen, hoa cúc dây, hoa thị, lá đề…Đỉnh cột an trí cụm tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cùng Thiện Tài, Long Nữ, được tạc bằng đá.Đây là nhóm tượng có cấu trúc cân đối, được tạo hình sinh động, mang đặc điểm nghệ thuật tượng tròn thế kỷ 18.Những bức tượng này có niên đại muộn hơn cột đá, do được gắn lên một thời gian sau khi dựng cột.Nhìn chung, cây cột đá chùa Lý Triều Quốc sư mang những đặc trưng phong cách nghệ thuật Hậu Lê, đạt đến chuẩn mực của cái đẹp trong mỹ thuật cổ Việt Nam.Trên một số phương diện, hiện vật có thể sánh ngang với Bảo vật quốc gia - cây hương đá chùa Tứ Kỳ, đang được bảo quản và trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.Cùng những hiện vật điêu khắc thời Hậu Lê khác còn được lưu giữ như bia Văn Miếu, rồng đá điện Kính Thiên..., cột đá chùa Lý Triều Quốc Sư góp phần phác thảo một giai đoạn kiến trúc – nghệ thuật đặc sắc của kinh thành Thăng Long xưa.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Tọa lạc tại số 50 phố Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, chùa Lý Triều Quốc Sư là một ngôi chùa cổ nối tiếng của Hà Nội. Chùa còn lưu giữ một cột đá tuổi đời nhiều thế kỷ, được coi là chứng tích vô giá về kinh thành Thăng Long xưa.
Có từ thời Hậu Lê, cột đá này nằm ở sân trước của ngôi chùa, cách cổng tam quan và con phố nhộn nhịp chỉ vài bước chân.
Về tổng thể, cây cột cổ của chùa Lý Triều Quốc Sư cao 2,4 mét, chia làm ba phần, bệ, thân và đỉnh.
Phần bệ hình tròn, đường kính khoảng 70 cm, phía trên trang trí cánh sen.
Thân cột là hình trụ tròn đường kính khoảng 30 cm. Giữa thân xưa có khắc minh văn, nay đã phai mờ theo thời gian.
Phần trên và dưới thân cột phình ra, có các dải hoa văn trang trí hình cánh sen, hoa cúc dây, hoa thị, lá đề…
Đỉnh cột an trí cụm tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cùng Thiện Tài, Long Nữ, được tạc bằng đá.
Đây là nhóm tượng có cấu trúc cân đối, được tạo hình sinh động, mang đặc điểm nghệ thuật tượng tròn thế kỷ 18.
Những bức tượng này có niên đại muộn hơn cột đá, do được gắn lên một thời gian sau khi dựng cột.
Nhìn chung, cây cột đá chùa Lý Triều Quốc sư mang những đặc trưng phong cách nghệ thuật Hậu Lê, đạt đến chuẩn mực của cái đẹp trong mỹ thuật cổ Việt Nam.
Trên một số phương diện, hiện vật có thể sánh ngang với Bảo vật quốc gia - cây hương đá chùa Tứ Kỳ, đang được bảo quản và trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Cùng những hiện vật điêu khắc thời Hậu Lê khác còn được lưu giữ như bia Văn Miếu, rồng đá điện Kính Thiên..., cột đá chùa Lý Triều Quốc Sư góp phần phác thảo một giai đoạn kiến trúc – nghệ thuật đặc sắc của kinh thành Thăng Long xưa.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.