Tại sao vợ cả phải chứng kiến "đêm tân hôn" của chồng và vợ lẽ?
Theo ghi chép lại, thời cổ đại ngoại trừ việc trọng nam khinh nữ, ngay cả phụ nữ với nhau cũng có quan niệm giai cấp rõ ràng. Tại rất nhiều gia tộc lớn, địa vị của người vợ cả chỉ đứng sau chồng mình, được coi là nữ chủ. Thế nhưng, địa vị của những người vợ lẽ chỉ cao hơn người hầu, nô bộc một chút.
Điều đáng chú ý là, vợ lẽ không có quyền được một mình qua đêm với chồng, nhất là trong đêm tân hôn. Ngày hôm đó, vợ cả và nha hoàn cũng sẽ có mặt. Không chỉ phòng tân hôn do họ sắp đặt, trang trí, khi người chồng và vợ lẽ động phòng, vợ cả và nha hoàn cũng phải đứng phía ngoài giám sát, hầu hạ.
Trước hết, người vợ cả sẽ đặt một mảnh vải trắng trên giường để xác minh xem vợ lẽ có còn giữ được sự trong trắng hay không. Đồng thời, vợ cả cũng sẽ chỉ đạo, hướng dẫn chuyện phòng the cho vợ lẽ. Tất cả là để người đàn ông mà họ gọi là chồng được thoải mái, sung sướng cả về thể chất lẫn tinh thần.
Sau khi vợ lẽ và chồng ân ái xong xuôi, vợ cả sẽ giám sát, đưa vợ lẽ về phòng của mình. Khi người vợ lẽ an phận trong phòng, vợ cả sẽ quay lại hầu hạ chồng. Hành động này là để xác lập địa vị trong nhà, nhắc nhở vợ lẽ biết trên biết dưới.
Từ đó về sau, mọi sinh hoạt vợ chồng của vợ lẽ đều bị vợ cả giám sát chặt chẽ. Nếu có hành động vượt quá quyền hạn hoặc cố ý mê hoặc, dụ dỗ người chồng, chắc chắn sẽ bị vợ cả tìm cách để dằn mặt. Không ít trường hợp vợ lẽ vì thân cô, thế cô, được chồng yêu thương một chút mà gặp họa. Không những con không giữ được, mạng cũng chẳng còn.
Ngoài ra, cho dù vợ lẽ được sủng ái đến nhường nào cũng không được ghi vào gia phả. Sinh con ra không được nghe con gọi mẹ, kể cả con cháu ruột thịt có yêu thương, quan tâm chăm sóc cũng không thể danh chính ngôn thuận gọi là mẹ, chỉ có thể gọi là mẹ kế, thực sự rất đáng thương.
Vì sao lấy vợ lẽ thời xưa không bị coi là sai trái?
Dù có nhiều nhược điểm là thế, nhưng thời xưa, đàn ông Việt lấy vợ lẽ là điều đương nhiên. Lấy vợ lẽ cũng không trái với thuần phong mỹ tục bởi một lý do gần như là duy nhất. Đó là vấn đề thừa tự. Người xưa quan niệm việc có con nối dõi tông đường là việc cực kỳ quan trọng. Thậm chí còn có suy nghĩ, nhà nào không có con trai là do nhà đó ăn ở thất đức.
Vì việc thừa tự được coi trọng hơn cả, nên nếu người vợ cả không thể có con, mà người chồng không chịu lấy vợ lẽ nghĩa là không nghĩ đến việc thừa tự. Người đàn ông đó bị quy vào tội bất hiếu. Ngoài ra một lý do thứ yếu khác, là bởi thời xưa có quá nhiều phụ nữ nghèo khó, vất vả. Cho những người phụ nữ ấy một thân phận làm lẽ cũng là giúp họ có chỗ nương tựa.
Dù tục lấy vợ lẽ khá phổ biến thời xưa, nhưng người xưa cũng khuyên răn trường hợp nào nên lấy vợ lẽ, trường hợp nào không nên. Người đàn ông phải lượng sức mình, nếu có thể làm chỗ dựa cả đời, có thể chăm sóc đủ đầy cho vợ lẽ và đàn con của vợ lẽ thì hãy nên lấy. Nếu rước người ta về làm lẽ mà để cho người ta sống khổ sống sở, đàn con nheo nhóc, ốm đau thì đừng. Người đàn ông nếu có đủ tự tin sẽ giữ được hòa khí gia đình, cân bằng được cả hai mối quan hệ với vợ cả và vợ lẽ thì lấy vợ lẽ chẳng vấn đề gì. Nhưng nếu là người chồng vô tâm, vô trách nhiệm, góp phần làm tăng sự xung khắc giữa vợ cả vợ lẽ, sinh ra tan cửa nát nhà thì tuyệt đối đừng nghĩ đến chuyện lấy vợ lẽ.
Khi lấy rồi thì cũng phải coi người ta là một người vợ khác của mình. Người xưa luôn dạy, đừng coi vợ lẽ là kẻ sai khiến của nhà mình, đừng để cho vợ lẽ đê tiện, mà cũng đừng để cho vợ cả mất lòng.
Bản thân người vợ lẽ ở với chồng, ở với vợ cả cũng phải giữ hai chữ "kính thuận", trên thuận dưới hòa để cả gia đình ai ai cũng vui vẻ, cùng nhau xây dựng một cuộc sống bình an, hạnh phúc. Trong khi đó, người vợ cả khi đối xử với vợ lẽ cần bao dung, độ lượng, đừng giữ thói ghen tuông mà mang tiếng nhỏ nhen, bị người đời chê cười.