Biết sẽ chết trên chiến trường, binh lính thời xưa vẫn xông lên vì sao?

Google News

Trên thực tế, những người lính đứng hàng đầu thường nhận được đãi ngộ vượt trội so với số còn lại.

Hỏi nhanh: Vì sao những người lính hàng đầu biết sẽ chịu nhiều thương vong nhưng vẫn bất chấp xông lên?

Đáp gọn: Trong thời cổ đại, chiến tranh chủ yếu dựa vào những loại vũ khí tấn công trực diện như dao, kiếm, súng... Những bộ phim tái hiện chiến tranh thường cho thấy hình ảnh hai đội quân đối địch lao thẳng vào nhau, trong trường hợp này, những người lính đứng ở hàng đầu dường như phải chịu nhiều thương vong nhất, tuy vậy, họ vẫn bất chấp xông lên.

Biet se chet tren chien truong, binh linh thoi xua van xong len vi sao?

Ảnh minh họa.

Trên thực tế, những người lính ở hàng đầu tiên thường là cựu chiến binh hoặc quân tinh nhuệ trong quân đội, những người này có kinh nghiệm chiến đấu phong phú, tâm lý vững vàng nên sẽ thể phát huy tối đa sức mạnh và truyền động lực cho các binh sĩ phía sau.

Chiến binh ở vị trí này sẽ được trang bị mũ giáp dày và mạnh nhất, trong khi những người ở hàng sau chỉ mặc áo giáp da hoặc thậm chí là không có giáp. Vì vậy, trên thực tế chiến trường, tỷ lệ thương vong của binh sĩ hàng đầu không chênh lệch nhiều so với binh lính phía sau.

Một lý do khác để những người lính bất chấp an nguy xông lên chính là lương bổng và đãi ngộ họ sẽ nhận được. Binh lính hàng đầu khi trở về từ chiến trường sẽ được tặng thưởng quân công, dựa vào thành tích chiến đấu, họ còn có cơ hội được thăng cấp lên tướng lĩnh.

Tuy vậy, vì là mũi tấn công đầu tiên tiến vào quân thù nên số phận cũng những người lính này vẫn là "thập tử nhất sinh". 

Theo Tammy/Pháp luật & Bạn đọc

>> xem thêm

Bình luận(0)