Phố Hàng Gà là con phố dài khoảng 230 mét, nối phố Hàng Cót với phố Hàng Điếu ở phía Tây khu phố cổ Hà Nội. Đây là một trong những con phố có lịch sử tên gọi đặc biệt nhất của Hà Nội xưa.Phố hình thành trên nền đất xưa thuộc thôn Tân Lập - Tân Khai, tổng Tiền Túc (sau đổi thành tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ. Hiện nay, đình của thôn Tân Khai ở số nhà 44 phố Hàng Vải và chùa của thôn Tân Khai là chùa Thái Cam ở số nhà 16A Hàng Gà.Lúc đầu, phố Hàng Gà được ghi trên các giấy tờ hành chính là phố Tân Khai vì đường Tân Khai đi qua đất của thôn. Nhưng người dân thì chia phố ra làm hai đoạn với hai tên gọi khác nhau là phố Hàng Gà (đoạn giáp Hàng Cót) và phố Thuốc Nam (đoạn giữa phố Bát Đàn và Cửa Đông).Tên gọi phố Hàng Gà bắt nguồn từ việc nơi đây có những nhà chuyên buôn bán gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, chim bồ câu... tập trung mạn bên trên chùa Thái Cam. Những nhà bán gia cầm bán hàng luôn ở trong nhà, với những chiếc lồng to nhốt hàng chục con.Phố Thuốc Nam là nơi có nhiều cửa hàng kinh doanh thuốc Nam và các nhà thuốc Đông y, nơi các thầy thuốc xem mạch bốc thuốc, nổi tiếng là hiệu Thụ Đức.Thời Pháp thuộc, phố Hàng Gà và Thuốc Nam được gọi chung là phố Thiên Tân (rue Tien Tsin), để kỷ niệm Hiệp ước Thiên Tân ký giữa Pháp và nhà Thanh năm 1885.Đây là hiệp ước chấm dứt chiến tranh Pháp-Thanh (1884-1885), buộc quân Thanh phải rút khỏi Bắc Bộ và công nhận nền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Cũng theo hiệp ước này, lệ triều cống của triều Nguyễn đối với nhà Thanh chính thức chấm dứt.Từ tên gọi tiếng Pháp “Tien Tsin“, người Hà Nội cũng gọi chệnh tên phố thành phố “Tiên Sinh”. Từ năm 1945, phố Thiên Tân – gồm hai đoạn phố Thuốc Nam, Hàng Gà cũ – chính thức mang tên là phố Hàng Gà.Từ thập niên 1920, nghề thuốc Nam lụi tàn dần trên phố, còn nghề buôn bán gia cầm chuyển dần vào các chợ, nên hoạt động buôn bán trên phố Hàng Gà trở nên trầm lắng. Người dân phố lúc này chủ yếu là những công chức bậc trung hay những gia đình có cửa hàng buôn bán ở các phố khác.Ngày nay, dường như phố Hàng Gà đã lấy lại phần nào sức sống thời hoàng kim của một khu phố thương mại, dù hoạt động buôn bán trên phố không nhộn nhịp bằng các tuyến phố trung tâm phố cổ.Hàng hóa được bày bán trên phố khá đa dạng, trong đó có một số mặt hàng đặc trưng, đầu tiên có thể kể đến là thiệp cưới, với sự hiện diện của nhiều cơ sở chuyên thiết kế và in ấn thiệp cưới.Tiếp theo là một số cửa hàng vật tư khoa học kỹ thuật, nơi bán các loại thấu kính, ống nghiệm và nhiều loại đồ dùng khác trong phòng thí nghiệm. Đây là lý do khiến phố Hàng Gà là địa chỉ nằm lòng của các học sinh, sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học.Ngoài ra con phố này cũng được biết đến với đặc sản thuốc lào Hàng Gà và khá nhiều quán ăn vỉa hẻ hấp dẫn người dân và du khách.Là một dãy phố ít bị tàn phá trong chiến tranh, phố Hàng Gà còn lưu giữ khá nhiều ngôi nhà mang đường nét kiến trúc đầu thế kỷ 20, chủ yếu là kiểu nhà ống có diện tích hẹp, mái thấp, một tầng hoặc nhiều gác xép, mặt tiền trang trí kiểu cổ điển.Trong nhiều thập niên, từng có một tuyến xe điện chạy phố Hàng Gà qua lên phố Hàng Cót rồi rẽ sang phố Quán Thánh đi Thụy Khuê. Ngày nay, dù tiếng chuông tàu điện không còn vang lên, phố Hàng Gà vẫn là một trong những trục giao thông quan trọng ở phố cổ Hà Nội...Một số hình ảnh khác về phố Hàng Gà.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Phố Hàng Gà là con phố dài khoảng 230 mét, nối phố Hàng Cót với phố Hàng Điếu ở phía Tây khu phố cổ Hà Nội. Đây là một trong những con phố có lịch sử tên gọi đặc biệt nhất của Hà Nội xưa.
Phố hình thành trên nền đất xưa thuộc thôn Tân Lập - Tân Khai, tổng Tiền Túc (sau đổi thành tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ. Hiện nay, đình của thôn Tân Khai ở số nhà 44 phố Hàng Vải và chùa của thôn Tân Khai là chùa Thái Cam ở số nhà 16A Hàng Gà.
Lúc đầu, phố Hàng Gà được ghi trên các giấy tờ hành chính là phố Tân Khai vì đường Tân Khai đi qua đất của thôn. Nhưng người dân thì chia phố ra làm hai đoạn với hai tên gọi khác nhau là phố Hàng Gà (đoạn giáp Hàng Cót) và phố Thuốc Nam (đoạn giữa phố Bát Đàn và Cửa Đông).
Tên gọi phố Hàng Gà bắt nguồn từ việc nơi đây có những nhà chuyên buôn bán gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, chim bồ câu... tập trung mạn bên trên chùa Thái Cam. Những nhà bán gia cầm bán hàng luôn ở trong nhà, với những chiếc lồng to nhốt hàng chục con.
Phố Thuốc Nam là nơi có nhiều cửa hàng kinh doanh thuốc Nam và các nhà thuốc Đông y, nơi các thầy thuốc xem mạch bốc thuốc, nổi tiếng là hiệu Thụ Đức.
Thời Pháp thuộc, phố Hàng Gà và Thuốc Nam được gọi chung là phố Thiên Tân (rue Tien Tsin), để kỷ niệm Hiệp ước Thiên Tân ký giữa Pháp và nhà Thanh năm 1885.
Đây là hiệp ước chấm dứt chiến tranh Pháp-Thanh (1884-1885), buộc quân Thanh phải rút khỏi Bắc Bộ và công nhận nền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Cũng theo hiệp ước này, lệ triều cống của triều Nguyễn đối với nhà Thanh chính thức chấm dứt.
Từ tên gọi tiếng Pháp “Tien Tsin“, người Hà Nội cũng gọi chệnh tên phố thành phố “Tiên Sinh”. Từ năm 1945, phố Thiên Tân – gồm hai đoạn phố Thuốc Nam, Hàng Gà cũ – chính thức mang tên là phố Hàng Gà.
Từ thập niên 1920, nghề thuốc Nam lụi tàn dần trên phố, còn nghề buôn bán gia cầm chuyển dần vào các chợ, nên hoạt động buôn bán trên phố Hàng Gà trở nên trầm lắng. Người dân phố lúc này chủ yếu là những công chức bậc trung hay những gia đình có cửa hàng buôn bán ở các phố khác.
Ngày nay, dường như phố Hàng Gà đã lấy lại phần nào sức sống thời hoàng kim của một khu phố thương mại, dù hoạt động buôn bán trên phố không nhộn nhịp bằng các tuyến phố trung tâm phố cổ.
Hàng hóa được bày bán trên phố khá đa dạng, trong đó có một số mặt hàng đặc trưng, đầu tiên có thể kể đến là thiệp cưới, với sự hiện diện của nhiều cơ sở chuyên thiết kế và in ấn thiệp cưới.
Tiếp theo là một số cửa hàng vật tư khoa học kỹ thuật, nơi bán các loại thấu kính, ống nghiệm và nhiều loại đồ dùng khác trong phòng thí nghiệm. Đây là lý do khiến phố Hàng Gà là địa chỉ nằm lòng của các học sinh, sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra con phố này cũng được biết đến với đặc sản thuốc lào Hàng Gà và khá nhiều quán ăn vỉa hẻ hấp dẫn người dân và du khách.
Là một dãy phố ít bị tàn phá trong chiến tranh, phố Hàng Gà còn lưu giữ khá nhiều ngôi nhà mang đường nét kiến trúc đầu thế kỷ 20, chủ yếu là kiểu nhà ống có diện tích hẹp, mái thấp, một tầng hoặc nhiều gác xép, mặt tiền trang trí kiểu cổ điển.
Trong nhiều thập niên, từng có một tuyến xe điện chạy phố Hàng Gà qua lên phố Hàng Cót rồi rẽ sang phố Quán Thánh đi Thụy Khuê. Ngày nay, dù tiếng chuông tàu điện không còn vang lên, phố Hàng Gà vẫn là một trong những trục giao thông quan trọng ở phố cổ Hà Nội...
Một số hình ảnh khác về phố Hàng Gà.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.