Hoàng đế Khang Hy là một trong những vị vua nổi tiếng nhất của nhà Thanh trong lịch sử phong kiến. Giống như nhiều bậc đế vương, vua Khang Hy sớm chuẩn bị lăng mộ cho bản thân.Theo các sử liệu, vua Khang Hy cho người xây Thanh Cảnh lăng trên núi Xương Thụy, cách thành phố Tuân Hóa, Trung Quốc khoảng 70 dặm về phía Tây Bắc. Lăng mộ này được xây dựng từ ngày 10 tháng 2 năm Khang Hi thứ 15 (tức năm 1676). Đến năm Khang Hi thứ 20 (tức năm 1681), lăng mộ hoàn thành.Vào năm 1772, Khang Hy băng hà và được chôn cất trong Thanh Cảnh lăng. Trước đó, lăng mộ này được ông hoàng cho an táng 4 hoàng hậu, 1 hoàng phi. Sau khi thi hài vua Khang Hy được đưa vào thì địa cung đóng lại.Là lăng mộ của bậc đế vương nên Thanh Cảnh lăng trở thành mục tiêu dòm ngó của những kẻ trộm mộ. Chúng muốn cướp bóc ngọc ngà châu báu, vàng bạc... được tùy táng cùng nhà vua.Trong đó, vụ trộm lớn nhất ở Thanh Cảnh lăng xảy ra vào năm 1928. Khi ấy, Tôn Điện Anh cùng đồng bọn đã thực hiện vụ cướp cổ vật chấn động dư luận. Nhóm này đã lấy đi vô số đồ tùy táng giá trị cũng như làm hư hại một số phần kiến trúc của lăng mộ.Năm 1952, các chuyên gia Trung Quốc tiến hành cuộc khai quật và trùng tu Thanh Cảnh lăng. Trong quá trình tiến vào địa cung, họ bất ngờ phát hiện càng tiến sâu vào bên trong thì nước ngập càng sâu.Không những vậy, bên trong bốc mùi hôi thối khó chịu khiến các chuyên gia vội vã trở ra ngoài để bảo đảm an toàn.Sau đó, các chuyên gia biết được địa cung bên trong lăng mộ Khang Hi bị rỉ nước rất nghiêm trọng.Nếu muốn mở cửa lăng mộ đón khách thì sẽ phải tiến hành tu sửa. Thế nhưng, việc tu sửa có thể khiến công trình cổ xưa này bị hư hại thêm, thậm chí có nguy cơ sụp đổ.Do đó, để Thanh Cảnh lăng không hư hại nghiêm trọng hơn, giới chức trách và các chuyên gia quyết định đóng cửa lăng mộ. Vì vậy, từ đó đến nay, nơi này chưa từng mở cửa đón khách.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Hoàng đế Khang Hy là một trong những vị vua nổi tiếng nhất của nhà Thanh trong lịch sử phong kiến. Giống như nhiều bậc đế vương, vua Khang Hy sớm chuẩn bị lăng mộ cho bản thân.
Theo các sử liệu, vua Khang Hy cho người xây Thanh Cảnh lăng trên núi Xương Thụy, cách thành phố Tuân Hóa, Trung Quốc khoảng 70 dặm về phía Tây Bắc. Lăng mộ này được xây dựng từ ngày 10 tháng 2 năm Khang Hi thứ 15 (tức năm 1676). Đến năm Khang Hi thứ 20 (tức năm 1681), lăng mộ hoàn thành.
Vào năm 1772, Khang Hy băng hà và được chôn cất trong Thanh Cảnh lăng. Trước đó, lăng mộ này được ông hoàng cho an táng 4 hoàng hậu, 1 hoàng phi. Sau khi thi hài vua Khang Hy được đưa vào thì địa cung đóng lại.
Là lăng mộ của bậc đế vương nên Thanh Cảnh lăng trở thành mục tiêu dòm ngó của những kẻ trộm mộ. Chúng muốn cướp bóc ngọc ngà châu báu, vàng bạc... được tùy táng cùng nhà vua.
Trong đó, vụ trộm lớn nhất ở Thanh Cảnh lăng xảy ra vào năm 1928. Khi ấy, Tôn Điện Anh cùng đồng bọn đã thực hiện vụ cướp cổ vật chấn động dư luận. Nhóm này đã lấy đi vô số đồ tùy táng giá trị cũng như làm hư hại một số phần kiến trúc của lăng mộ.
Năm 1952, các chuyên gia Trung Quốc tiến hành cuộc khai quật và trùng tu Thanh Cảnh lăng. Trong quá trình tiến vào địa cung, họ bất ngờ phát hiện càng tiến sâu vào bên trong thì nước ngập càng sâu.
Không những vậy, bên trong bốc mùi hôi thối khó chịu khiến các chuyên gia vội vã trở ra ngoài để bảo đảm an toàn.
Sau đó, các chuyên gia biết được địa cung bên trong lăng mộ Khang Hi bị rỉ nước rất nghiêm trọng.
Nếu muốn mở cửa lăng mộ đón khách thì sẽ phải tiến hành tu sửa. Thế nhưng, việc tu sửa có thể khiến công trình cổ xưa này bị hư hại thêm, thậm chí có nguy cơ sụp đổ.
Do đó, để Thanh Cảnh lăng không hư hại nghiêm trọng hơn, giới chức trách và các chuyên gia quyết định đóng cửa lăng mộ. Vì vậy, từ đó đến nay, nơi này chưa từng mở cửa đón khách.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.