Nằm bên bờ hồ Gươm, cạnh đền Bà Kiệu và cổng đền Ngọc Sơn, tượng đài Quyết tử để tổ quốc quyết sinh hay tượng đài Quyết tử là một địa danh ghi dấu trong ký ức của nhiều người Hà Nội.Được cố nghệ sĩ Kim Giao sáng tác năm 1984, công trình thể hiện hình ảnh ba nhân vật: Ở giữa là người chiến sĩ Vệ quốc đoàn cầm bom ba càng, hai bên là cô gái mặc áo dài cầm gươm và anh công nhân ngồi cầm súng.Ba hình tượng đều được thể hiện với tính chiến đấu cao, là đại diện cho ba lực lượng tham gia cuộc Toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội cuối năm 1946 đầu năm 1947.Trong cuộc chiến ấy, Vệ quốc đoàn là lực lượng chủ chốt, đối đầu trực tiếp với quân Pháp trong những trận đánh ác liệt.Hình tượng người lính Vệ quốc đoàn được thể hiện với dáng đứng hiên ngang, vững chãi.Bàn tay trái của anh nắm chặt đầy quyết tâm.Tay phải của anh cầm bom ba càng, một biểu tượng cho tinh thần cảm tử trong những ngày Toàn quốc kháng chiến.Khi một người lính Vệ quốc đoàn cầm bom ba càng lao vào đánh xe tăng địch, anh thấu hiểu rằng điều này gần như đồng nghĩa với việc hi sinh tính mạng của mình.Người công nhân là lực lượng sản xuất chính ở Hà Nội thời điểm sau Cách mạng Tháng 8. Khi Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, họ lại trở thành những chiến binh đầy quả cảm.Hình tượng người công nhân trên tượng đài Quyết tử được thể hiện với thế tấn chắc chắn, tay trái nắm chắc cây súng.Tay phải của anh cầm quả lựu đạn, ngón tay cái đặt trên đầu lựu đạn như sẵn sàng bật kíp nổ ném vào kẻ địch đang tràn tới.Giới trí thức, trong đó có rất nhiều phụ nữ, là tầng lớp tinh hoa của Hà Nội sau cách mạng. Nghe theo lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, họ xếp sách vở sang một bên để dấn thân mạnh mẽ vào công cuộc cứu nước.Hình tượng người nữ trí thức vừa mang vẻ nữ tính đặc trưng của phụ nữ Hà Nội xưa với tà áo dài truyền thống, khuôn mặt thanh tú, mái tóc bồng bềnh như mây bay......Vừa mang dáng vẻ bất khuất, kiên cường của con cháu Bà Trưng, Bà Triệu với lưỡi gươm sắc đã tuốt trần, sẵn sàng chém xả vào kẻ thù để bảo vệ thành phố thân yêu.Phía dưới ba hình tượng này là bệ tượng đài được thể hiện như một khối thép nung đầy góc cạnh, như tinh thần yêu nước không thể nào lay chuyển của người Hà Nội trong những ngày Toàn quốc kháng chiến.Khẩu hiệu "Quyết tử để tổ quốc quyết sinh" trên bệ tượng đài là lời trích từ bức thư động viên Bác Hồ gửi cho các chiến sĩ Vệ quốc đoàn ở Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.Có thể nói, tượng đài Quyết tử là một công trình mang tính tượng trưng cao, thể hiện tinh thần bất khuất, ý chí dũng cảm của quân và dân thủ đô trong một giai đoạn đặc biệt của lịch sử dân tộc.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm bên bờ hồ Gươm, cạnh đền Bà Kiệu và cổng đền Ngọc Sơn, tượng đài Quyết tử để tổ quốc quyết sinh hay tượng đài Quyết tử là một địa danh ghi dấu trong ký ức của nhiều người Hà Nội.
Được cố nghệ sĩ Kim Giao sáng tác năm 1984, công trình thể hiện hình ảnh ba nhân vật: Ở giữa là người chiến sĩ Vệ quốc đoàn cầm bom ba càng, hai bên là cô gái mặc áo dài cầm gươm và anh công nhân ngồi cầm súng.
Ba hình tượng đều được thể hiện với tính chiến đấu cao, là đại diện cho ba lực lượng tham gia cuộc Toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội cuối năm 1946 đầu năm 1947.
Trong cuộc chiến ấy, Vệ quốc đoàn là lực lượng chủ chốt, đối đầu trực tiếp với quân Pháp trong những trận đánh ác liệt.
Hình tượng người lính Vệ quốc đoàn được thể hiện với dáng đứng hiên ngang, vững chãi.
Bàn tay trái của anh nắm chặt đầy quyết tâm.
Tay phải của anh cầm bom ba càng, một biểu tượng cho tinh thần cảm tử trong những ngày Toàn quốc kháng chiến.
Khi một người lính Vệ quốc đoàn cầm bom ba càng lao vào đánh xe tăng địch, anh thấu hiểu rằng điều này gần như đồng nghĩa với việc hi sinh tính mạng của mình.
Người công nhân là lực lượng sản xuất chính ở Hà Nội thời điểm sau Cách mạng Tháng 8. Khi Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, họ lại trở thành những chiến binh đầy quả cảm.
Hình tượng người công nhân trên tượng đài Quyết tử được thể hiện với thế tấn chắc chắn, tay trái nắm chắc cây súng.
Tay phải của anh cầm quả lựu đạn, ngón tay cái đặt trên đầu lựu đạn như sẵn sàng bật kíp nổ ném vào kẻ địch đang tràn tới.
Giới trí thức, trong đó có rất nhiều phụ nữ, là tầng lớp tinh hoa của Hà Nội sau cách mạng. Nghe theo lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, họ xếp sách vở sang một bên để dấn thân mạnh mẽ vào công cuộc cứu nước.
Hình tượng người nữ trí thức vừa mang vẻ nữ tính đặc trưng của phụ nữ Hà Nội xưa với tà áo dài truyền thống, khuôn mặt thanh tú, mái tóc bồng bềnh như mây bay...
...Vừa mang dáng vẻ bất khuất, kiên cường của con cháu Bà Trưng, Bà Triệu với lưỡi gươm sắc đã tuốt trần, sẵn sàng chém xả vào kẻ thù để bảo vệ thành phố thân yêu.
Phía dưới ba hình tượng này là bệ tượng đài được thể hiện như một khối thép nung đầy góc cạnh, như tinh thần yêu nước không thể nào lay chuyển của người Hà Nội trong những ngày Toàn quốc kháng chiến.
Khẩu hiệu "Quyết tử để tổ quốc quyết sinh" trên bệ tượng đài là lời trích từ bức thư động viên Bác Hồ gửi cho các chiến sĩ Vệ quốc đoàn ở Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
Có thể nói, tượng đài Quyết tử là một công trình mang tính tượng trưng cao, thể hiện tinh thần bất khuất, ý chí dũng cảm của quân và dân thủ đô trong một giai đoạn đặc biệt của lịch sử dân tộc.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.