Tần Thủy Hoàng nổi danh lịch sử là hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Hoa thống nhất sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu. Một trong những việc làm đầu tiên của ông hoàng này sau khi thống nhất thiên hạ là làm ngọc tỷ truyền quốc.Để làm ngọc tỷ truyền quốc, Tần Thủy Hoàng hạ lệnh cho văn võ bá quan đi khắp nơi tìm kiếm ngọc quý. Trong số những viên ngọc được dâng lên, Tần Thủy Hoàng tâm đắc nhất là Hòa thị bích (hay còn gọi là ngọc bích họ Hòa).Hòa thị bích được ghi chép lần đầu tiên ở trong sách "Hàn Phi Tử". Vào thời Xuân Thu, một người đàn ông nước Sở tên là Biện Hòa đã tìm được một viên ngọc ở trong núi. Sau đó, ông dâng ngọc quý cho Sở Lệ Vương (trị vì từ 757 trước Công nguyên - 741 trước Công nguyên). Hoàng đế thứ 19 của nước Sở cho chuyên gia về ngọc tới kiểm tra. Tuy nhiên, người này sau khi kiểm tra thì xác định đó là đá chứ không phải là ngọc.Sở Lệ Vương nghe xong liền cho rằng Biện Hòa nói dối nên vô cùng tức giận, sai người chặt chân trái của người này. Đến khi Sở Vũ Vương nối ngôi, Biện Hòa lần nữa dâng ngọc quý cho nhà vua. Sự việc lại tái diễn khi Sở Vũ Vương cho thợ ngọc tới kiểm tra và nhận về câu trả lời đó là đá. Do vậy, ông hoàng này tức giận và cho người chặt chân còn lại của Biện Hòa.Đến thời Sở Văn Vương trị vì đất nước (từ năm 689 trước Công nguyên - 677 trước Công nguyên), Biện Hòa đã già yếu, mất hai chân khiến mọi người thương cảm, xót xa khi ôm hòn ngọc khóc ở chân một ngọn núi ở nước Sở suốt 3 ngày 3 đêm. Ông khóc đến mức chảy cả máu mắt.Sự việc kỳ lạ này về sau được truyền đến tai Sở Văn Vương. Vì vậy, ông cho người đến hỏi nguyên nhân. Lúc đó, Biện Hòa giãi bày rằng: "Tôi khóc không phải là do thương hai chân tôi bị chặt, chỉ thương về nỗi ngọc quý mà cho là đá và lời nói chân thật bị xem là nói dối".Sở Văn Vương cho người am hiểu về ngọc kiểm tra và xác nhận đó thực sự là ngọc quý. Do đó, Sở Văn Vương đặt tên cho viên ngọc theo tên của Biện Hòa và được gọi là Hòa thị bích (hay ngọc bích họ Hòa). Từ đó, viên ngọc quý này được coi là quốc bảo của nước Sở trong hơn 300 năm. Đến thời Triệu Huệ Văn vương, Hòa thị bích trở thành quốc bảo của nước Triệu.Tần Chiêu Tương Vương (vị vua thứ 33 của nước Tần và là ông nội của Tần Thủy Hoàng) từng gửi thư cho Triệu vương và đưa ra đề nghị dùng 15 tòa thành để đổi lấy Hòa thị bích. Tuy nhiên, Triệu vương không đồng ý.Sau khi quân Tần đánh bại nước Triệu vào năm 228 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng có được Hòa thị bích. Kế đến, ông cho thợ chế tác ngọc giỏi nhất nước đục đẽo khối ngọc quý này làm ngọc tỷ truyền quốc. Trên ngọc tỷ có khắc 8 chữ Triện với nội dung: "Thụ mạng ư thiên, ký thọ vĩnh xương" (tạm dịch: nhận mệnh trời ban, tồn tại mãi mãi).Sau khi nhà Tần sụp đổ, ngọc tỷ truyền quốc quý giá này rơi vào tay các triều đại khác như nhà Hán. Cuối cùng, bảo vật này biến mất bí ẩn vào thời Ngũ Đại (khoảng năm 907 - 960). Đến nay, không ai biết ngọc tỷ truyền quốc chế tác từ Hòa thị bích đang lưu lạc nơi nào.Mời độc giả xem video: Sự thật bất ngờ về cung điện Tần Thủy Hoàng khiến thích khách run sợ.
Tần Thủy Hoàng nổi danh lịch sử là hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Hoa thống nhất sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu. Một trong những việc làm đầu tiên của ông hoàng này sau khi thống nhất thiên hạ là làm ngọc tỷ truyền quốc.
Để làm ngọc tỷ truyền quốc, Tần Thủy Hoàng hạ lệnh cho văn võ bá quan đi khắp nơi tìm kiếm ngọc quý. Trong số những viên ngọc được dâng lên, Tần Thủy Hoàng tâm đắc nhất là Hòa thị bích (hay còn gọi là ngọc bích họ Hòa).
Hòa thị bích được ghi chép lần đầu tiên ở trong sách "Hàn Phi Tử". Vào thời Xuân Thu, một người đàn ông nước Sở tên là Biện Hòa đã tìm được một viên ngọc ở trong núi. Sau đó, ông dâng ngọc quý cho Sở Lệ Vương (trị vì từ 757 trước Công nguyên - 741 trước Công nguyên). Hoàng đế thứ 19 của nước Sở cho chuyên gia về ngọc tới kiểm tra. Tuy nhiên, người này sau khi kiểm tra thì xác định đó là đá chứ không phải là ngọc.
Sở Lệ Vương nghe xong liền cho rằng Biện Hòa nói dối nên vô cùng tức giận, sai người chặt chân trái của người này. Đến khi Sở Vũ Vương nối ngôi, Biện Hòa lần nữa dâng ngọc quý cho nhà vua. Sự việc lại tái diễn khi Sở Vũ Vương cho thợ ngọc tới kiểm tra và nhận về câu trả lời đó là đá. Do vậy, ông hoàng này tức giận và cho người chặt chân còn lại của Biện Hòa.
Đến thời Sở Văn Vương trị vì đất nước (từ năm 689 trước Công nguyên - 677 trước Công nguyên), Biện Hòa đã già yếu, mất hai chân khiến mọi người thương cảm, xót xa khi ôm hòn ngọc khóc ở chân một ngọn núi ở nước Sở suốt 3 ngày 3 đêm. Ông khóc đến mức chảy cả máu mắt.
Sự việc kỳ lạ này về sau được truyền đến tai Sở Văn Vương. Vì vậy, ông cho người đến hỏi nguyên nhân. Lúc đó, Biện Hòa giãi bày rằng: "Tôi khóc không phải là do thương hai chân tôi bị chặt, chỉ thương về nỗi ngọc quý mà cho là đá và lời nói chân thật bị xem là nói dối".
Sở Văn Vương cho người am hiểu về ngọc kiểm tra và xác nhận đó thực sự là ngọc quý. Do đó, Sở Văn Vương đặt tên cho viên ngọc theo tên của Biện Hòa và được gọi là Hòa thị bích (hay ngọc bích họ Hòa). Từ đó, viên ngọc quý này được coi là quốc bảo của nước Sở trong hơn 300 năm. Đến thời Triệu Huệ Văn vương, Hòa thị bích trở thành quốc bảo của nước Triệu.
Tần Chiêu Tương Vương (vị vua thứ 33 của nước Tần và là ông nội của Tần Thủy Hoàng) từng gửi thư cho Triệu vương và đưa ra đề nghị dùng 15 tòa thành để đổi lấy Hòa thị bích. Tuy nhiên, Triệu vương không đồng ý.
Sau khi quân Tần đánh bại nước Triệu vào năm 228 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng có được Hòa thị bích. Kế đến, ông cho thợ chế tác ngọc giỏi nhất nước đục đẽo khối ngọc quý này làm ngọc tỷ truyền quốc. Trên ngọc tỷ có khắc 8 chữ Triện với nội dung: "Thụ mạng ư thiên, ký thọ vĩnh xương" (tạm dịch: nhận mệnh trời ban, tồn tại mãi mãi).
Sau khi nhà Tần sụp đổ, ngọc tỷ truyền quốc quý giá này rơi vào tay các triều đại khác như nhà Hán. Cuối cùng, bảo vật này biến mất bí ẩn vào thời Ngũ Đại (khoảng năm 907 - 960). Đến nay, không ai biết ngọc tỷ truyền quốc chế tác từ Hòa thị bích đang lưu lạc nơi nào.
Mời độc giả xem video: Sự thật bất ngờ về cung điện Tần Thủy Hoàng khiến thích khách run sợ.