Một thi sĩ thời Thanh tên Mạo Hạc Đình trong cuốn “Thái thanh di sự thi” lại viết: “Thái bình hồ bạn thái bình nhai, nam cốc xuân thâm táng dạ lai. Nhân thị khuynh thành tính khuynh quốc, đinh hương hoa phát nhất đê hồi." Hai chữ “Dạ Lai” trong “Táng dạ lai” cũng là chỉ Tiết Linh Vân, vì đây là tên Văn Đế ban cho nàng. Trong hồi thứ sáu mươi bốn của Hồng Lâu Mộng cũng có cảnh: “Đại Ngọc cho Bảo Thoa chọn lấy mấy cây trâm đến xem. Một cái thì khắc hình giai nhân, một cái lại khắc thơ ca. Mọi người đều lấy làm thú vị, chờ xem Bảo Thoa chọn cây nào. Thoa rút lấy một cây, khắc hình Tiết Linh Vân, phía sau có đề thơ ca ngợi lòng lương thiện của mỹ nữ này, cười nói ‘Đã là ‘thiện đề’, ngoại trừ Lâm muội ra còn có ai?”, ý so sánh Lâm Đại Ngọc lương thiện như Tiết Linh Vân.
|
Tiết Linh Vân. |
Theo nhiều giai thoại, người thực sự là “đệ nhất mỹ nhân” lại là một cô gái có tên Tiết Linh Vân.
Tiết Linh Vân sinh ra tại Thường Sơn (nay thuộc Chiết Giang – Trung Quốc). Cha bà là Tiết Nghiệp, mẹ mang họ Trần, người thôn Đinh Trường. Ngay từ nhỏ, tuy sống trong cảnh túng thiếu, bần hàn, nàng Tiết Linh Vân đã có được vẻ đẹp hoa nhường nguyệt thẹn nức tiếng gần xa, khiến tất cả các nam tử trong vùng đều đem lòng ái mộ.
Năm Hàm Hi, Ngụy Văn đế Tào Phi tuyển phi tần nhập cung, mỹ nhân Tiết Linh Vân được vời vào cung. Khi từ biệt cha mẹ lên đường, nước mắt của nàng rơi đầy chậu ngọc, sau hóa thành màu đỏ như máu, người đời sau cho rằng điển cố “hồng lệ”, “huyết lệ” trong văn thơ Trung Hoa cổ ra đời từ đây.
Để đón người đẹp vào cung, Tào Phi đã cất công chuẩn bị mười chiếc xe chạm khắc đá quý, trong xe chất đầy đá quý. Bò kéo cũng là hàng cống phẩm, cổ đeo lục lạc, thanh âm vang khắp cả núi rừng. Ven đường, nơi đoàn xe đi qua đốt đá diệp hương quý hiếm, loại đá như đám mây này khi đốt tỏa ra mùi thơm dễ chịu, có thể phòng trừ được nhiều loại bệnh dịch.
Ở trong cung, hoàng đế còn cho xây đài cao hơn ba mươi trượng, xếp hàng dài dưới đài để cắm nến. Cảnh tượng vô cùng huy hoàng tráng lệ, nhìn từ xa giống như tinh tú trên bầu trời rơi xuống mặt đất. Khi Tiết Linh Vân còn cách kinh thành mười dặm, Văn đế Tào Phi đã đích thân xa giá tới nơi đón mỹ nhân. Gặp được Tiết Linh Vân, Văn đế Tào Phi không khỏi cám thán: “Triệu vi hành vân, mộ vi hành vũ, nay phi vân phi mưa, phi triêu phi mộ” (ý nói cảnh tượng lúc Linh Vân xuất hiện vô cùng huyền ảo, không mây không mưa, không phải sáng, cũng chẳng phải tối).
Liền sau đó, đặt tên cho nàng là Dạ Lai (đêm đến). Cái tên này sau được gọi cho loại hoa thiên lý có mùi hương thơm phảng phất ban đêm. Linh Vân nhanh chóng trở thành sủng phi của Tào Phi, được ông ta yêu chiều hết mực.
Tào Phi (chữ Hán: 曹丕, 187 - 29 tháng 6, năm 226[1]), chính thức được gọi là Tào Ngụy Văn Đế (曹魏文帝), tự Tử Hoàn (子桓), là vị Hoàng đế đầu tiên của Tào Ngụy, một trong 3 nước thời kì Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 220 đến năm 226, tổng cộng 6 năm. Ông kế vị tước hiệu Ngụy vương (魏王) của cha mình Tào Tháo trong vòng 7 tháng; từ tháng 5 đến khi xưng Đế vào tháng 12 năm 220, sau khi ép Hán Hiến Đế Lưu Hiệp thiện nhượng,sự kiệnđược sử Trung Hoa gọi là Tào Phi soán Hán (曹丕篡漢).
Tương truyền, nàng Tiết Linh Vân có biệt tài khâu vá, nàng có thể may y phục vào ban đêm, không cần đốt đèn mà vẫn chẳng lệch một đường kim mũi chỉ. Hoàng đế vì sủng ái nên cũng chỉ mặc những y phục do tự tay nàng làm ra. Cũng từ đó, Tiết Linh Vân được mệnh danh là “Trâm thần” của Văn đế.
Sau khi Tào Phi đổ bệnh qua đời, nàng Tiết Linh Vân cũng từ đó bặt vô âm tín, người đời sau nhắc đến nàng với hình ảnh của một vị thần tiên có vẻ đẹp thoát tục và thiện lương. Nàng được nhắc đến trong một số bộ dã sử cổ của Trung Quốc như “Thập di ký”, “Thái bình nghiễm ký”, “Diễm dị biên”.
Tiết Linh Vân rốt cuộc là nhân vật lịch sử có thật, hay chỉ là một mỹ nhân hư cấu do trí tưởng tượng của thời đại? Cho đến hôm nay, ẩn số về người được truyền tụng là đệ nhất mỹ nhân Tam Quốc này vẫn là một điều chưa ai lý giải được.