Bên trong “mật thư” tiết lộ nỗi ám ảnh lớn nhất của Tần Thủy Hoàng

Google News

Các nhà nghiên cứu tìm thấy “mật thư” tiết lộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, đã từng ra lệnh ráo riết tìm kiếm thuốc trường sinh vì ám ảnh về sự... bất tử.

Theo đó, phát hiện khảo cổ mới này đã góp phần làm sáng tỏ bí ẩn về công cuộc tìm kiếm sự sống vĩnh cửu của Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế có ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử Trung Quốc và là người tạo ra đội quân đất nung kỳ bí trong lăng mộ để đời của mình.

Tân Hoa Xã đưa tin, các nhà khảo cổ phát hiện thấy một bộ thẻ gỗ ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, có chứa mệnh lệnh từ hoàng đế Tần Thủy Hoàng, yêu cầu về việc tìm kiếm thuốc trường sinh trên phạm vi quy mô toàn đất nước, cùng với nhiều tấu sớ phản hồi từ các quan lại địa phương.

Thẻ gỗ được xâu chuỗi với nhau bằng dây buộc. Đây là kỹ thuật viết chữ và lưu giữ văn bản phổ biến nhất ở Trung Quốc cổ đại trước khi ra đời giấy viết.

Zhang Chunlong, một nhà nghiên cứu ở Viện Khảo cổ Hồ Nam, cho biết rằng chiếu chỉ về tham vọng bất tử của hoàng đế được truyền đến tất cả các vùng biên giới xa xôi và những ngôi làng hẻo lánh nhất.

Ben trong “mat thu” tiet lo noi am anh lon nhat cua Tan Thuy Hoang

Ông Zhang nhận định: "Việc xây dựng chính quyền tập trung dưới thời Tần Thủy Hoàng không hề dễ dàng và việc truyền tải thông điệp và mong muốn của hoàng đế trên phạm vi toàn đất nước ở thời cổ đại đòi hỏi nỗ lực rất nhiều, trong khi mạng lưới giao thông và thông tin liên lạc vẫn còn khá thô sơ và chưa phát triển".

Quyền lực tối thượng của hoàng đế

Sau khi tiến hành nghiên cứu 36.000 thẻ gỗ tìm thấy ở đáy một giếng nước tại tỉnh Hồ Nam vào năm 2002, các nhà khảo cổ học không chỉ phát hiện thấy sắc lệnh tìm kiếm thuốc trường sinh mà còn lộ diện cả những tấu sớ ngượng ngùng, bối rối của các quan lại địa phương, những người phải chật vật và lo sợ tìm cách đáp ứng yêu cầu của hoàng đế.

Cụ thể, một ngôi làng có tên "Duxiang" trình tấu lên Tần Thủy Hoàng về việc không thể tìm thấy loại thuốc trường sinh, nhưng vẫn đang tiếp tục cho người tìm kiếm.

Một ngôi làng khác tên là "Langya" (ngày nay thuộc tỉnh Sơn Đông) thì lại trình báo rằng loại thảo mộc được hái trên "một ngọn núi lành ở địa phương" có thể có tác dụng trường sinh.

Tuy rất nỗ lực nhưng mong ước bất tử của hoàng đế Tần Thủy Hoàng lại không thành hiện thực. Ông qua đời vào năm 210 trước công nguyên, sau 11 năm thống nhất giang sơn, trị vì đất nước Trung Quốc rộng lớn.

Dấu ấn đậm nét về Tần Thủy Hoàng và nhiều bí ẩn chưa lời giải đáp

Sinh năm 259 trước Công nguyên và lên ngôi từ khi còn rất nhỏ, Tần Thủy Hoàng trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc , được lịch sử ca ngợi với công lao thống nhất đất nước từ 6 nước chư hầu, chấm dứt hơn 200 năm binh đao loạn lạc.

Ngoài ra, Tần Thủy Hoàng cũng là người xây dựng và thống nhất hệ thống đo lường, mạng lưới giao thông và hợp nhất tiền tệ cách đây khoảng 2.200 năm.

Ben trong “mat thu” tiet lo noi am anh lon nhat cua Tan Thuy Hoang-Hinh-2

 

Mặc dù nhà Tần chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng cũng ghi được những dấu ấn đậm nét như xây dựng hệ thống y tế phức tạp, chữa trị được nhiều loại bệnh, dù bệnh nhân hầu hết chỉ là người thuộc tầng lớp giàu có.

Zhou Qi, trợ lý nghiên cứu tại Viện Khoa học Trung Quốc, cho biết những người ở thời đó đã biết các phương pháp điều trị khác nhau của y học cổ truyền Trung Quốc như bấm huyệt, châm cứu, sử dụng thảo mộc làm thuốc trị bệnh,...

Phát hiện về thánh chỉ tìm kiếm thuốc trường sinh của các nhà khảo cổ học còn hé mở mô hình chính quyền tập trung mà Tần Thủy Hoàng dày công xây dựng khi ông trở thành hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa.

Triều đại nhà Tần vốn để lại rất ít những tài liệu, ghi chép cụ thể, do đó phát hiện mới này đã làm sáng tỏ phần nào về những bí ẩn của lịch sử y học của Trung Quốc thời cổ đại và lấp đầy một số nghi vấn về các khoảng trống liên quan đến việc quản trị và điều hành đất nước của hoàng đế.

Không chỉ nổi tiếng với ảo vọng bất tử, Tần Thủy Hoàng còn là "ông hoàng" của những công trình xây dựng quy mô lớn, kỳ vĩ, bí ẩn và có 1-0-2 trên thế giới.

Trong số đó, nổi tiếng bậc nhất là Vạn lý trường thành và khu lăng mộ khổng lồ dưới lòng đất ở phía bắc núi Ly Sơn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Đặc biệt, lăng mộ khổng lồ và vô cùng phức tạp của Tần Thủy Hoàng đến nay vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà các nhà khảo cổ học, sử gia và nhà khoa học chưa thể lý giải.

Cụ thể, đội quân đất nung gồm hơn 8.000 binh sĩ với kích thước như người thật và những vũ khí trang bị có sức sát thương lớn trong lăng mộ vẫn còn không ít bí ẩn mà các nhà nghiên cứu chưa tìm ra.

Ben trong “mat thu” tiet lo noi am anh lon nhat cua Tan Thuy Hoang-Hinh-3

 

Thậm chí, kể từ khi phát hiện lần đầu năm 1974, các chuyên gia thực sự vẫn chưa khám phá hết bí ẩn về đội quân đất nung được coi là lực lượng bảo vệ hoàng đế Tần Thủy Hoàng ở thế giới bên kia.

Ben trong “mat thu” tiet lo noi am anh lon nhat cua Tan Thuy Hoang-Hinh-4

 

Ben trong “mat thu” tiet lo noi am anh lon nhat cua Tan Thuy Hoang-Hinh-5

 

Cuộc đời và lăng mộ kỳ bí, hoành tráng của Tần Thủy Hoàng thực sự vẫn còn là một nghi vấn quá lớn cho hậu thế.

Theo Tri Thức Trẻ

>> xem thêm

Bình luận(0)