Một bí ẩn lớn về Tần Thủy Hoàng khiến giới chuyên gia "vất vả" đi tìm lời giải là tướng mạo của ông hoàng này. Họ tìm thấy một số ghi chép, sử liệu về dung mạo của Tần Thủy Hoàng nhưng có những mô tả trái ngược.Cụ thể, bách khoa toàn thư "Thái bình ngự lãm" (một trong Tống tứ đại thư của Trung Quốc) ghi rằng, Tần Thủy Hoàng có dung mạo phi phàm: mắt to, dài và sáng, miệng hổ, thân hình cao lớn.Tương tự, "Bản thảo lịch sử nhà Tần" có những mô tả về ngoại hình của Tần Thủy Hoàng: chiều cao 1,98m, dáng vẻ vừa uy nghiêm vừa cường tráng.Thế nhưng, trong "Sử ký" của Tư Mã Thiên, Úy Liêu - người có công rất lớn trong việc phò tá Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ - tiết lộ vua Tần có đôi mắt dài, mũi hình yên ngựa, giọng nói to ồm, bộ râu lớn và thân hình thấp bé. Từ đây, nhiều người tò mò liệu đâu mới là ghi chép chính xác về dung mạo của Tần Thủy Hoàng.Trong suốt nhiều thế kỷ, một bí ẩn gây tranh cãi về việc ai mới là cha ruột của Tần Thủy Hoàng. Theo các sử liệu chính thức, Tần Thủy Hoàng là con trai của Tần Trang Tương vương và Triệu Cơ.Tuy nhiên, trước khi trở thành phi tử của Tần Trang Tương vương, Triệu Cơ đã là thê thiếp của Lã Bất Vi. Biết Tần Trang Tương vương si mê Triệu Cơ sau lần gặp đầu, Lã Bất Vi đã tặng mỹ nhân này để đường công danh rộng mở.Người ta cho rằng, Triệu Cơ đã mang thai con của Lã Bất Vi trước khi được đem tặng cho Tần Trang Tương vương. Do Tần Thủy Hoàng chào đời thiếu tháng nên nhiều người tin rằng ông là con trai của Lã Bất Vi.Bí ẩn lớn khác liên quan đến Tần Thủy Hoàng là cả đời ông không lập hoàng hậu. Nguyên do được cho là vì mỹ nhân tên A Phòng. Trong số hàng ngàn mỹ nhân, vua Tần yêu sâu đậm nàng A Phòng thông minh, xinh đẹp và hiền hậu nhưng có xuất thân bình thường.Thế nhưng, A Phòng không may qua đời sớm vì "sóng gió" trong cung nên Tần Thủy Hoàng đau lòng khôn xiết. Để tưởng nhớ người yêu, ông đã cho xây dựng cung A Phòng xa hoa tráng lệ.Đối với Tần Thủy Hoàng, A Phòng là người duy nhất xứng đáng với ngôi vị hoàng hậu. Do vậy, ông bỏ trống vị trí này cho đến lúc chết. Các nhà nghiên cứu tìm được ít thông tin về A Phòng nên chưa thể chắc mỹ nhân này có phải là lý do vua Tần cả đời không lập hoàng hậu hay không.Mời độc giả xem video: Sự thật bất ngờ về cung điện Tần Thủy Hoàng khiến thích khách run sợ.
Một bí ẩn lớn về Tần Thủy Hoàng khiến giới chuyên gia "vất vả" đi tìm lời giải là tướng mạo của ông hoàng này. Họ tìm thấy một số ghi chép, sử liệu về dung mạo của Tần Thủy Hoàng nhưng có những mô tả trái ngược.
Cụ thể, bách khoa toàn thư "Thái bình ngự lãm" (một trong Tống tứ đại thư của Trung Quốc) ghi rằng, Tần Thủy Hoàng có dung mạo phi phàm: mắt to, dài và sáng, miệng hổ, thân hình cao lớn.
Tương tự, "Bản thảo lịch sử nhà Tần" có những mô tả về ngoại hình của Tần Thủy Hoàng: chiều cao 1,98m, dáng vẻ vừa uy nghiêm vừa cường tráng.
Thế nhưng, trong "Sử ký" của Tư Mã Thiên, Úy Liêu - người có công rất lớn trong việc phò tá Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ - tiết lộ vua Tần có đôi mắt dài, mũi hình yên ngựa, giọng nói to ồm, bộ râu lớn và thân hình thấp bé. Từ đây, nhiều người tò mò liệu đâu mới là ghi chép chính xác về dung mạo của Tần Thủy Hoàng.
Trong suốt nhiều thế kỷ, một bí ẩn gây tranh cãi về việc ai mới là cha ruột của Tần Thủy Hoàng. Theo các sử liệu chính thức, Tần Thủy Hoàng là con trai của Tần Trang Tương vương và Triệu Cơ.
Tuy nhiên, trước khi trở thành phi tử của Tần Trang Tương vương, Triệu Cơ đã là thê thiếp của Lã Bất Vi. Biết Tần Trang Tương vương si mê Triệu Cơ sau lần gặp đầu, Lã Bất Vi đã tặng mỹ nhân này để đường công danh rộng mở.
Người ta cho rằng, Triệu Cơ đã mang thai con của Lã Bất Vi trước khi được đem tặng cho Tần Trang Tương vương. Do Tần Thủy Hoàng chào đời thiếu tháng nên nhiều người tin rằng ông là con trai của Lã Bất Vi.
Bí ẩn lớn khác liên quan đến Tần Thủy Hoàng là cả đời ông không lập hoàng hậu. Nguyên do được cho là vì mỹ nhân tên A Phòng. Trong số hàng ngàn mỹ nhân, vua Tần yêu sâu đậm nàng A Phòng thông minh, xinh đẹp và hiền hậu nhưng có xuất thân bình thường.
Thế nhưng, A Phòng không may qua đời sớm vì "sóng gió" trong cung nên Tần Thủy Hoàng đau lòng khôn xiết. Để tưởng nhớ người yêu, ông đã cho xây dựng cung A Phòng xa hoa tráng lệ.
Đối với Tần Thủy Hoàng, A Phòng là người duy nhất xứng đáng với ngôi vị hoàng hậu. Do vậy, ông bỏ trống vị trí này cho đến lúc chết. Các nhà nghiên cứu tìm được ít thông tin về A Phòng nên chưa thể chắc mỹ nhân này có phải là lý do vua Tần cả đời không lập hoàng hậu hay không.
Mời độc giả xem video: Sự thật bất ngờ về cung điện Tần Thủy Hoàng khiến thích khách run sợ.