Mộ thuyền Việt Khê có niên đại cách ngày nay 2.500 năm, là ngôi mộ lớn và nguyên vẹn nhất trong số những mộ thuyền Đông Sơn đã được phát hiện ở Việt Nam. Giá trị nổi bật của ngôi mộ này là hàng trăm đồ tùy táng chôn cùng, trong đó có một lượng lớn vũ khí. Vũ khí trong mộ thuyền Việt Khê rất da dạng về loại hình và kiểu dáng, nổi bật trong số đó là các loại rìu chiến. Đây là loại vũ khí độc đáo của thời đại Hùng Vương, còn có tên gọi khác là dao phạng vì kiểu dáng nó gần giống với loại dao thái phở ngày nay.Đặc điểm chung của rìu Đông Sơn kích thước khá lớn, có bản lưỡi rộng, họng tra cán nhô ra ngoài sống lưỡi, họng và lưỡi không nằm trên cùng một trục dọc.Vũ khí gây ấn tượng nhất trong ngôi mộ là một thanh kiếm hai lưỡi rất đẹp. Kiếm là loại vũ khí đánh gần bằng động tác chém, đâm. Kiếm Đông Sơn có nhiều chủng loại với cách tạo hình, dộ dài ngắn, trang trí hoa văn khác nhau.Dao găm là loại vũ khí thường dùng để đánh gần (đâm), nhưng đôi khi cũng được dùng để ném. Đây cũng là một trong các vũ khí độc đáo của văn hóa Đông Sơn.Một số mẫu dao găm của Đông Sơn được chế tác rất cầu kỳ, với phần chuôi được tạo hình phức tạp, đòi hỏi trình độ tay nghề cao của người chế tác.Dao tông có cán dài, có thể cầm để chém bằng hai tay. Đây vừa là vũ khí, vừa là công cụ dùng trong sinh hoạt, lao động sản xuất.Giáo là loại vũ khí cận chiến sử dụng bằng cách đâm, gồm hai phần là lưỡi và cán. Lưỡi giáo Đông Sơn có đủ loại hình dạng, kích cỡ khác nhau, có chiếc dài tới trên 50 cm, chiều dài trung bình vào khoảng 20 – 25 cm.Mũi lao cũng được tìm thấy trong mộ thuyền Việt Khê. Lao là loại vũ khí đánh xa bằng phương pháp phóng. Mũi lao có ngạnh nên rất khó rút ra nếu găm vào da thịt.Số lượng vũ khí Đông Sơn trong mộ thuyền Việt Khê đủ trang bị cho một đội quân số lượng hàng chục người.Ngoài vũ khí, trong mộ còn có nhiều công cụ có thể dùng trong hỗ trợ chiến đấu như dùi, đục, giũa... được chế tác rất tinh xảo.Du khách có thể khám phá mộ thuyền Việt Khê và các hiện vật lý thú chứa bên trong mộ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam ở Hà Nội.Mời quý độc giả xem video: Một cô gái đang xay nguyên liệu làm túi thơm bán cho du khách tại Lệ Giang cổ trấn. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.
Mộ thuyền Việt Khê có niên đại cách ngày nay 2.500 năm, là ngôi mộ lớn và nguyên vẹn nhất trong số những mộ thuyền Đông Sơn đã được phát hiện ở Việt Nam. Giá trị nổi bật của ngôi mộ này là hàng trăm đồ tùy táng chôn cùng, trong đó có một lượng lớn vũ khí.
Vũ khí trong mộ thuyền Việt Khê rất da dạng về loại hình và kiểu dáng, nổi bật trong số đó là các loại rìu chiến. Đây là loại vũ khí độc đáo của thời đại Hùng Vương, còn có tên gọi khác là dao phạng vì kiểu dáng nó gần giống với loại dao thái phở ngày nay.
Đặc điểm chung của rìu Đông Sơn kích thước khá lớn, có bản lưỡi rộng, họng tra cán nhô ra ngoài sống lưỡi, họng và lưỡi không nằm trên cùng một trục dọc.
Vũ khí gây ấn tượng nhất trong ngôi mộ là một thanh kiếm hai lưỡi rất đẹp. Kiếm là loại vũ khí đánh gần bằng động tác chém, đâm. Kiếm Đông Sơn có nhiều chủng loại với cách tạo hình, dộ dài ngắn, trang trí hoa văn khác nhau.
Dao găm là loại vũ khí thường dùng để đánh gần (đâm), nhưng đôi khi cũng được dùng để ném. Đây cũng là một trong các vũ khí độc đáo của văn hóa Đông Sơn.
Một số mẫu dao găm của Đông Sơn được chế tác rất cầu kỳ, với phần chuôi được tạo hình phức tạp, đòi hỏi trình độ tay nghề cao của người chế tác.
Dao tông có cán dài, có thể cầm để chém bằng hai tay. Đây vừa là vũ khí, vừa là công cụ dùng trong sinh hoạt, lao động sản xuất.
Giáo là loại vũ khí cận chiến sử dụng bằng cách đâm, gồm hai phần là lưỡi và cán. Lưỡi giáo Đông Sơn có đủ loại hình dạng, kích cỡ khác nhau, có chiếc dài tới trên 50 cm, chiều dài trung bình vào khoảng 20 – 25 cm.
Mũi lao cũng được tìm thấy trong mộ thuyền Việt Khê. Lao là loại vũ khí đánh xa bằng phương pháp phóng. Mũi lao có ngạnh nên rất khó rút ra nếu găm vào da thịt.
Số lượng vũ khí Đông Sơn trong mộ thuyền Việt Khê đủ trang bị cho một đội quân số lượng hàng chục người.
Ngoài vũ khí, trong mộ còn có nhiều công cụ có thể dùng trong hỗ trợ chiến đấu như dùi, đục, giũa... được chế tác rất tinh xảo.
Du khách có thể khám phá mộ thuyền Việt Khê và các hiện vật lý thú chứa bên trong mộ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam ở Hà Nội.
Mời quý độc giả xem video: Một cô gái đang xay nguyên liệu làm túi thơm bán cho du khách tại Lệ Giang cổ trấn. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.