Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng là quân sư xuất chúng của nhà Thục Hán. Được Lưu Bị hết mực coi trọng và tin tưởng, vị Thừa tướng nhà Thục này từng không ít lần dẫn quân đánh địch và giành được những thắng lợi lớn.Trong những sử liệu, Gia Cát Lượng thường được khắc họa với hình ảnh trên tay cầm một chiếc quạt lông vũ. Đây được xem là một vật bất ly thân đối với vị quân sư lỗi lạc của nhà Thục Hán. Từ đây, nhiều người tò mò chiếc quạt lông vũ của Gia Cát Lượng có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào.Theo một số giai thoại, "xuất xứ" quạt lông vũ của Gia Cát Lượng không hề tầm thường. Chiếc quạt này là thứ do Thái hậu ban tặng. Gia Cát Lượng vốn là ngôi sao trên bầu trời và được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian để phò tá Lưu Bị xưng bá thiên hạ.Do Lưu Bị có sức mạnh không lớn nên Thái hậu đã nhổ lông của con thiên nga trắng mà bà nuôi rồi làm thành quạt ban cho Gia Cát Lượng khi ông hạ phàm. Nhờ mang theo người chiếc quạt trên, Khổng Minh giành được nhiều thắng lợi, giúp Lưu Bị gây dựng nhà Thục Hán vững mạnh.Truyền thuyết khác kể rằng, chiếc quạt lông vũ là món quà mà Gia Cát Lượng được cha vợ là Hoàng Thừa Ngạn tặng. Tương truyền, sinh thời, Hoàng Thừa Ngạn có sở thích sưu tầm sách và nuôi ngỗng.Khi gả con gái Hoàng Nguyệt Anh cho Gia Cát Lượng, Hoàng Thừa Ngạn tặng cho con rể một số sách quý, bao gồm các cuốn binh pháp.Về sau, Gia Cát Lượng quyết định xuống núi sau khi Lưu Bị 3 lần mời về làm việc cho ông. Trước khi Khổng Minh đi theo Lưu Bị làm việc lớn, Hoàng Thừa Ngạn giết ngỗng làm bữa cơm tiễn con rể. Ông dùng số lông ngỗng làm thành chiếc quạt tặng con rể.Khi tặng món quà này, Hoàng Thừa Ngạn nói với Gia Cát Lượng rằng: "Ngỗng là loài cảnh giác nhất. Có nó bên cạnh, con luôn phải nhắc nhở bản thân tỉnh táo và thận trọng".Kể từ lúc nhận chiếc quạt lông ngỗng trên, Gia Cát Lượng luôn mang theo bên người. Nó đã đồng hành với vị quân sư này trong nhiều trận chiến và các sự kiện quan trọng của nhà Thục Hán.Đây chỉ là những giai thoại. Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn đi tìm lời giải chính xác cho nguồn gốc về chiếc quạt lông ngỗng của Gia Cát Lượng.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng là quân sư xuất chúng của nhà Thục Hán. Được Lưu Bị hết mực coi trọng và tin tưởng, vị Thừa tướng nhà Thục này từng không ít lần dẫn quân đánh địch và giành được những thắng lợi lớn.
Trong những sử liệu, Gia Cát Lượng thường được khắc họa với hình ảnh trên tay cầm một chiếc quạt lông vũ. Đây được xem là một vật bất ly thân đối với vị quân sư lỗi lạc của nhà Thục Hán. Từ đây, nhiều người tò mò chiếc quạt lông vũ của Gia Cát Lượng có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào.
Theo một số giai thoại, "xuất xứ" quạt lông vũ của Gia Cát Lượng không hề tầm thường. Chiếc quạt này là thứ do Thái hậu ban tặng. Gia Cát Lượng vốn là ngôi sao trên bầu trời và được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian để phò tá Lưu Bị xưng bá thiên hạ.
Do Lưu Bị có sức mạnh không lớn nên Thái hậu đã nhổ lông của con thiên nga trắng mà bà nuôi rồi làm thành quạt ban cho Gia Cát Lượng khi ông hạ phàm. Nhờ mang theo người chiếc quạt trên, Khổng Minh giành được nhiều thắng lợi, giúp Lưu Bị gây dựng nhà Thục Hán vững mạnh.
Truyền thuyết khác kể rằng, chiếc quạt lông vũ là món quà mà Gia Cát Lượng được cha vợ là Hoàng Thừa Ngạn tặng. Tương truyền, sinh thời, Hoàng Thừa Ngạn có sở thích sưu tầm sách và nuôi ngỗng.
Khi gả con gái Hoàng Nguyệt Anh cho Gia Cát Lượng, Hoàng Thừa Ngạn tặng cho con rể một số sách quý, bao gồm các cuốn binh pháp.
Về sau, Gia Cát Lượng quyết định xuống núi sau khi Lưu Bị 3 lần mời về làm việc cho ông. Trước khi Khổng Minh đi theo Lưu Bị làm việc lớn, Hoàng Thừa Ngạn giết ngỗng làm bữa cơm tiễn con rể. Ông dùng số lông ngỗng làm thành chiếc quạt tặng con rể.
Khi tặng món quà này, Hoàng Thừa Ngạn nói với Gia Cát Lượng rằng: "Ngỗng là loài cảnh giác nhất. Có nó bên cạnh, con luôn phải nhắc nhở bản thân tỉnh táo và thận trọng".
Kể từ lúc nhận chiếc quạt lông ngỗng trên, Gia Cát Lượng luôn mang theo bên người. Nó đã đồng hành với vị quân sư này trong nhiều trận chiến và các sự kiện quan trọng của nhà Thục Hán.
Đây chỉ là những giai thoại. Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn đi tìm lời giải chính xác cho nguồn gốc về chiếc quạt lông ngỗng của Gia Cát Lượng.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.