Nói đến thành tựu văn học phải nhắc đến viên ngọc sáng nhất trong lịch sử văn học nghệ thuật Trung Quốc - thơ Đường.
Cổ nhân đề cao sự lãng mạn, ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, họ đã có thể viết những câu thơ lãng mạn như“Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”.
Nhà Đường phát triển cực thịnh, trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Theo đó, nghệ thuật văn học thơ ca cũng đạt đến tầm cao mới. Bằng chứng là nhiều nhà thơ đại tài đã xuất hiện, chẳng hạn như Lý Bạch, Bạch Cư Dị…
Trong tuyển tập “Ba trăm bài thơ Đường” có một bài thơ khá đặc biệt bởi hình tượng được đặc tả bên trong khiến độc giả không khỏi đỏ mặt, thậm chí còn bị đánh giá là “dung tục”.
Thể thơ Đường khiến người đọc đỏ mặt
Bài thơ được đề cập thuộc phong cách “Ngọc đài thể”, là thơ tình của trai gái yêu nhau. Thời Đường, xã hội tương đối cởi mở, địa vị của phụ nữ tương đối cao, không còn sự trầm trọng của tư tưởng trọng nam khinh nữ. Theo đó, người thời bấy giờ mạnh dạn thể hiện tình yêu và bản thân, bao gồm cả nét đẹp cơ thể của người phụ nữ. Đó cũng chính là lý do bạn thường thấy tạo hình trang phục của các bộ phim cổ trang thời Đường có phần táo bạo hơn những thời kỳ khác.
Vì thế mà phong cách làm thơ theo lối “Ngọc đài thể” đã xuất hiện, lấy tình yêu làm chủ đề chính, sử dụng chuyện khuê phòng giữa nam và nữ cùng hình ảnh táo bạo hơn để đặc tả những cung bậc cảm xúc trong tình yêu, khiến người hiện đại đọc xong phải đỏ mặt, thót tim.
Do đó, "Ngọc đài thể" trong thời nhà Đường rất nổi tiếng, và thi nhân nổi tiếng với những bài thơ theo phong cách này chính Quyền Đức Dư nổi danh gần xa. Mặc dù danh tiếng của ông ở thời hiện đại không bằng Đỗ Phủ và Lý Bạch, nhưng địa vị lại rất cao lúc bấy giờ, bởi vì ông là một vị quan rất to, có lúc còn lên được chức tể tướng.
Có người có thể hỏi, nếu tể tướng làm thơ theo phong cách “Ngọc đài thể”, trái ngược với bộ mặt thanh cao quyền quý của quan lớn, vậy thì mặt mũi còn đâu? Trên thực tế, “Ngọc đài thể” không phải là phong cách thơ khiếm nhã, “không trong sạch”, mà ngược lại rất thịnh hành ở thời nhà Đường, mượn hình tượng phóng khoáng để thể hiện những tầng ý nghĩa sâu xa hơn.
Mượn hình ảnh phóng khoáng để đặc tả vẻ đẹp tình yêu
Bài thơ theo phong cách "Ngọc đài thể" của Quyền Đức Dư được chọn vào "Ba trăm bài thơ Đường", thực ra chỉ có 20 từ, nhưng bị đánh giá là rất thô tục, những ai “nhút nhát” thì có lẽ không thể đọc đến câu từ cuối cùng.
Đêm qua, đai váy cởi,
Hôm nay, nhền nhện bay.
Phấn hoa không thể quên,
Chày gỗ ấy mà về. (tạm dịch)
Bài thơ này sử dụng góc nhìn của một người đàn ông để diễn giải những suy nghĩ của người vợ mong chờ chồng trở về để tâm sự chuyện khuê các, được Quyền Đức Dư miêu tả sinh động gói gọn trong 20 từ.
“Đêm qua, đai váy cởi”, có nghĩa là đêm qua chỉ một mình ta ở nhà, nhưng đai váy không biết vì sao mà buông lơi, sáng ngủ dậy đã thấy những con nhện chân dài “bay” thành từng cặp ngoài cửa sổ. Tác giả dùng hình ảnh nhền nhện “bay” được lý giải là vì loài nhện giăng tơ nhưng mắt thường khó thấy, nên cứ tưởng nhện đang lơ lửng trên không trung.
Thời xưa, đai váy tự rơi ra và những con vật đi thành cặp là điềm đại cát, điều tốt lành sớm đến. Ngày nay nhiều nơi ở Trung Quốc vẫn sử dụng những hiện tượng này để gửi gắm hy vọng nào đó. Đặc biệt là đối với phụ nữ, họ tin rằng khi thấy những điềm này thì sớm muộn cũng sẽ gặp được ý trung nhân để nương tựa suốt phần đời còn lại.
"Phấn hoa không thể quên, chày gỗ ấy mà về". Nhìn thấy những điềm tốt lành, người phụ nữ thầm chắc trong lòng rằng chồng mình sắp trở về nhà nên lập tức tô son dặm phấn để chuẩn bị sẵn sàng đón chồng. Từ khi chồng đi xa, cô không buồn ăn mặc chỉnh tề, không còn muốn ra dáng một người phụ nữ biết chiều chuộng bản thân, nhưng khi người mình thương về là phải tắm rửa thay đồ ngay lập tức để xuất hiện trước mặt đối phương với hình tượng xinh đẹp nhất. Cái “chày gỗ” được ví von tài tình cho người đàn ông mạnh mẽ.
“Tiểu biệt thắng tân hôn”, những lần chia tay lại khiến người ta bịn rịn, yêu thương nhau hơn. Người chồng nhìn thấy vợ xinh đẹp động lòng, nói không chừng tình cảm đôi bên càng thêm bền chặt. Hơn nữa không còn phải cách biệt hai nơi, người phụ nữ hy vọng được ở bên người mình yêu bên mọi lúc.
Toàn bộ bài thơ, Quyền Đức Dư đã diễn giải rất hay tâm tư của người phụ nữ chờ chồng về chỉ trong vài từ. Không như thời nay, thời xưa không có trang thiết bị tiên tiến để có thể liên lạc mọi lúc mọi nơi, mà mỗi lần chia tay tiễn biệt thì như cách cả thiên thu vạn dặm. Họ chỉ liên lạc với nhau qua thư từ; người gửi có lòng, nhưng thư đến tay người kia hay không lại là chuyện khác, bởi lẽ quá trình này đều do sức người vận chuyển.
Do đó, người xưa chỉ có thể gửi những niềm hy vọng tốt đẹp vào cuộc sống, chẳng hạn như “đai lưng tự cởi”, báo trước người chồng sẽ sớm quay lại. Vì vậy, nhiều người đang thắc mắc tại sao việc cởi đồ lại gợi lên những điều không đứng đắn, khiến họ phải đỏ mặt và cảm thấy dung tục.
Trên thực tế, vấn đề này liên quan đến quan niệm của từng thời đại. Ở thời Đường, không ai ở nghĩ rằng loại thơ cổ này không nghiêm túc hay khơi gợi những chuyện không đứng đắn nơi phòng the. Mà cũng nhờ những hình tượng bị vô tình gắn mác dung tục này lại chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa khiến người ta không thể ngờ tới.
Thật vậy! Không đơn giản mà bài thơ 20 chữ của Quyền Đức Dư lại nằm trong tuyển tập “Ba trăm bài thơ Đường”.
Tóm lại, bài thơ của Quyền Đức Dư nói riêng và phong cách thơ “Ngọc đài thể” nói chung, là một nét nổi bật và kinh điển trong thơ Đường, tuy không được truyền bá rộng rãi nhưng qua miêu tả của nhà thơ vẫn cho chúng ta hiểu được vẻ đẹp và hy vọng trong tình yêu.