1. Bắc qua sông Hồng, nối liền quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên, cầu Long Biên được coi là một biểu tượng lịch sử của thủ đô Hà Nội. Cầu được xây dựng từ 1898-1902 bởi công ty Daydé & Pillé, ó tên ban đầu là cầu Paul Doumer - theo tên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.Sau khi hoàn thành, cây dài có phần bắc qua sông dài 2290 mét và phần cầy dẫn dài 896 mét, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40 m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Giữa lòng cầu có tuyến đường sắt. Đây được coi là một "kỳ quan kỹ thuật" ở Đông Dương khi ấy.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cầu Long Biên là một tiêu đánh phá trọng điểm của không quân Mỹ. Cầu từng bị máy bay Mỹ ném bom tổng cộng 14 lần, nhiều đoạn bị phá hủy nặng nề, cho đến nay hình dáng ban đầu vẫn chưa được khôi phục.Dù không còn nguyên vẹn, cầu Long Biên vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của người Hà Nội. Không chỉ là tuyến đường dành cho tàu hỏa, người đi bộ và phương tiện hai bánh, cầu còn là điểm tham quan thu hút đông đảo du khách gần xa khi ghé thăm thủ đô.2. Bắc qua sông Hương, nối liền hai phường Phú Hòa và phường Phú Hội, cầu Trường Tiền là công trình kiến trúc thuộc địa nổi tiếng bậc nhất Cố đô Huế. Cầu được xây dựng từ năm 1897-1899 theo thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Gustave Eiffel, ban đầu được gọi là cầu Thành Thái.Tổng chiều dài cây cầu lúc bấy giờ là 401,1 mét, rộng 6,2 mét, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược (bán nguyệt). Đây là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương theo thiết kế, kỹ thuật xây dựng của phương Tây.Trải qua thăng trầm lịch sử, cầu từng ba lần bị sập do bão (1904) và chiến tranh (1946 và 1968). Từ năm 1991-1995, cầu được trùng tu toàn diện, đến năm 2017 tiếp tục được tôn tạo để phục hồi các hạng mục như khi mới được xây dựng.Trong hơn 100 năm soi bóng xuống sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền đã trở thành cảm hứng vô tận cho những tâm hồn yêu thi ca. Ngày nay ở Huế đã có thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Hương, nhưng giá trị biểu tượng của cầu Trường Tiền sẽ vĩnh viễn không bị thay đổi.3. Bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền giữa Quận 1 và Quận 4, cầu Mống là một trong những công tình tiêu biểu thời Pháp thuộc còn tồn tại đến ngày nay ở TP HCM. Cầu do công ty Hàng hải Pháp Messageries maritimes bỏ vốn thuê Công ty xây dựng Levallois Perret xây cất vào năm 1893 – 1894.Cầu dài 128 mét, rộng 5,2 mét, lề bộ hành rộng 0,5 mét, được xây bằng thép kiên cố, mang đậm dấu ấn kiến trúc cầu phương Tây cuối thế kỷ 19. Theo thiết kế ban đầu, cầu Mống được dùng cho cả người đi bộ và phương tiện cơ giới. Sau này, cầu chỉ còn dành cho người đi bộ.Trong giai đoạn thi công Đại lộ Đông – Tây và Đường hầm sông Sài Gòn vào những năm 2000, cầu Mống đã được tháo dỡ hoàn toàn. Sau khi các công trình này hoàn tất thì cầu Mống được lắp lại theo nguyên bản, riêng các đường dẫn được phá bỏ và thay thế bằng bậc cấp cho người đi bộ.Nằm ở trung tâm TP HCM với khung cảnh rất lãng mạn, từ thời Pháp thuộc cầu Mống đã trở thành nơi hẹn hò tình tự của các cặp trai gái. Ngày nay, cây cầu lịch sử này vẫn là điểm đến nổi tiếng của giới trẻ thành phố cũng như du khách xa gần mỗi khi ghé thăm "Hòn ngọc Viễn Đông".Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.
1. Bắc qua sông Hồng, nối liền quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên, cầu Long Biên được coi là một biểu tượng lịch sử của thủ đô Hà Nội. Cầu được xây dựng từ 1898-1902 bởi công ty Daydé & Pillé, ó tên ban đầu là cầu Paul Doumer - theo tên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.
Sau khi hoàn thành, cây dài có phần bắc qua sông dài 2290 mét và phần cầy dẫn dài 896 mét, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40 m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Giữa lòng cầu có tuyến đường sắt. Đây được coi là một "kỳ quan kỹ thuật" ở Đông Dương khi ấy.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cầu Long Biên là một tiêu đánh phá trọng điểm của không quân Mỹ. Cầu từng bị máy bay Mỹ ném bom tổng cộng 14 lần, nhiều đoạn bị phá hủy nặng nề, cho đến nay hình dáng ban đầu vẫn chưa được khôi phục.
Dù không còn nguyên vẹn, cầu Long Biên vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của người Hà Nội. Không chỉ là tuyến đường dành cho tàu hỏa, người đi bộ và phương tiện hai bánh, cầu còn là điểm tham quan thu hút đông đảo du khách gần xa khi ghé thăm thủ đô.
2. Bắc qua sông Hương, nối liền hai phường Phú Hòa và phường Phú Hội, cầu Trường Tiền là công trình kiến trúc thuộc địa nổi tiếng bậc nhất Cố đô Huế. Cầu được xây dựng từ năm 1897-1899 theo thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Gustave Eiffel, ban đầu được gọi là cầu Thành Thái.
Tổng chiều dài cây cầu lúc bấy giờ là 401,1 mét, rộng 6,2 mét, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược (bán nguyệt). Đây là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương theo thiết kế, kỹ thuật xây dựng của phương Tây.
Trải qua thăng trầm lịch sử, cầu từng ba lần bị sập do bão (1904) và chiến tranh (1946 và 1968). Từ năm 1991-1995, cầu được trùng tu toàn diện, đến năm 2017 tiếp tục được tôn tạo để phục hồi các hạng mục như khi mới được xây dựng.
Trong hơn 100 năm soi bóng xuống sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền đã trở thành cảm hứng vô tận cho những tâm hồn yêu thi ca. Ngày nay ở Huế đã có thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Hương, nhưng giá trị biểu tượng của cầu Trường Tiền sẽ vĩnh viễn không bị thay đổi.
3. Bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền giữa Quận 1 và Quận 4, cầu Mống là một trong những công tình tiêu biểu thời Pháp thuộc còn tồn tại đến ngày nay ở TP HCM. Cầu do công ty Hàng hải Pháp Messageries maritimes bỏ vốn thuê Công ty xây dựng Levallois Perret xây cất vào năm 1893 – 1894.
Cầu dài 128 mét, rộng 5,2 mét, lề bộ hành rộng 0,5 mét, được xây bằng thép kiên cố, mang đậm dấu ấn kiến trúc cầu phương Tây cuối thế kỷ 19. Theo thiết kế ban đầu, cầu Mống được dùng cho cả người đi bộ và phương tiện cơ giới. Sau này, cầu chỉ còn dành cho người đi bộ.
Trong giai đoạn thi công Đại lộ Đông – Tây và Đường hầm sông Sài Gòn vào những năm 2000, cầu Mống đã được tháo dỡ hoàn toàn. Sau khi các công trình này hoàn tất thì cầu Mống được lắp lại theo nguyên bản, riêng các đường dẫn được phá bỏ và thay thế bằng bậc cấp cho người đi bộ.
Nằm ở trung tâm TP HCM với khung cảnh rất lãng mạn, từ thời Pháp thuộc cầu Mống đã trở thành nơi hẹn hò tình tự của các cặp trai gái. Ngày nay, cây cầu lịch sử này vẫn là điểm đến nổi tiếng của giới trẻ thành phố cũng như du khách xa gần mỗi khi ghé thăm "Hòn ngọc Viễn Đông".
Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.