Hình ảnh chiếc xe tăng của quân Giải phóng húc đổ cổng của Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 được coi là biểu tượng cho sự kết thúc của cuộc chiến tranh Việt Nam. Người thực hiện bức ảnh là nữ phóng viên Pháp Françoise Demulder. Bà cũng là phóng viên quốc tế quy nhất ghi lại được khoảnh khắc này.Bức ảnh Tổng giám đốc Tổng nha cảnh sát của chế độ Sài Gòn Nguyễn Ngọc Loan bắn thẳng vào đầu chiến sĩ biệt động Nguyễn Văn Lém trên đường phố Sài Gòn ngày 1/2/1968 do phóng viên Eddie Adams chụp đã khiến cả thế giới chấn động. Bức ảnh đã nhận giải Pulitzer năm 1969.Hình ảnh binh nhất Thomas Cole, một người cứu thương trẻ của Sư đoàn Kỵ binh bay số I của quân đội Mỹ, đang chăm sóc đồng đội dù bản thân cũng đã bị thương đã khiến dư luận Mỹ bàng hoàng về sự tàn khốc của cuộc chiến. Tác giả bức ảnh là Henri Huet, phóng viên chiến trường nổi tiếng của hãng AP.Bức ảnh ghi lại cảnh một người cha nhìn lên chiếc xe chở lính Sài Gòn, tay ôm xác đứa con thiệt mạng khi quân lực Sài Gòn tấn công vào một ngôi làng gần biên giới Campuchia của phóng viên huyền thoại Horst Faas đã nhận giải Pulitzer năm 1965.Bức ảnh ghi lại cảnh đám đông di tản chen nhau lên một máy bay trực thăng đậu trên nóc một tòa nhà của CIA tại Sài Gòn ngày 29/4/1975 do Hubert van Es thực hiện đã lột tả chân thực sự thất bại toàn diện của cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành ở Việt Nam.Một hình ảnh trích từ phóng sự ảnh “Một ngày bay cùng Yankee Papa 13” của Larry Burrows, xuất bản trên tạp chí LIFE ngày 16/4/1965. Những hình ảnh này đã làm nhiều người Mỹ tỉnh ngộ khi nhận ra rằng cuộc chiến ở Việt Nam không phải một chuyến "du lịch" như hệ thống truyền thông Mỹ tuyên truyền.Cảnh tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức năm 1963 do Malcolm W. Browne ghi lại đã trở thành một trong những khoảnh khắc ám ảnh nhất lịch sử nhân loại. Bức ảnh giành giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963 và được đánh giá là đã "làm đổi thay lịch sử".Bức ảnh em bé Phan Thị Kim Phúc và những đứa trẻ khác bị bỏng do bom napalm của Mỹ tại Trảng Bàng – Tây Ninh ngày 8/6/1972 đã đem lại cho Nick Út giải Pulitzer năm 1973. Bức ảnh này đã đi vào lịch sử với cái tên “Em bé Napalm”.Hnh ảnh Một phụ nữ Việt Nam bị thương trong cuộc giao tranh trên đường phố Sài Gòn năm 1968, trích từ sách ảnh Vietnam Inc của Philip Jones Griffiths. Cuốn sách đã tạo ra cú sốc lớn khi cho người xem một góc nhìn chân thực hơn về cuộc chiến khủng khiếp ở Việt Nam.Bức ảnh của phóng viên Kyoichi Sawada, hãng thông tấn UPI ghi lại cảnh một bà mẹ Việt Nam cùng 4 đứa con lội qua một dòng sông ở Bình Định để chạy trốn khỏi những cuộc không kích từ máy bay Mỹ năm 1965 khiến người xem bàng hoàng về số phận người dân thường trong cuộc chiến. Bức ảnh giành giải Pulitzer năm 1966.
Hình ảnh chiếc xe tăng của quân Giải phóng húc đổ cổng của Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 được coi là biểu tượng cho sự kết thúc của cuộc chiến tranh Việt Nam. Người thực hiện bức ảnh là nữ phóng viên Pháp Françoise Demulder. Bà cũng là phóng viên quốc tế quy nhất ghi lại được khoảnh khắc này.
Bức ảnh Tổng giám đốc Tổng nha cảnh sát của chế độ Sài Gòn Nguyễn Ngọc Loan bắn thẳng vào đầu chiến sĩ biệt động Nguyễn Văn Lém trên đường phố Sài Gòn ngày 1/2/1968 do phóng viên Eddie Adams chụp đã khiến cả thế giới chấn động. Bức ảnh đã nhận giải Pulitzer năm 1969.
Hình ảnh binh nhất Thomas Cole, một người cứu thương trẻ của Sư đoàn Kỵ binh bay số I của quân đội Mỹ, đang chăm sóc đồng đội dù bản thân cũng đã bị thương đã khiến dư luận Mỹ bàng hoàng về sự tàn khốc của cuộc chiến. Tác giả bức ảnh là Henri Huet, phóng viên chiến trường nổi tiếng của hãng AP.
Bức ảnh ghi lại cảnh một người cha nhìn lên chiếc xe chở lính Sài Gòn, tay ôm xác đứa con thiệt mạng khi quân lực Sài Gòn tấn công vào một ngôi làng gần biên giới Campuchia của phóng viên huyền thoại Horst Faas đã nhận giải Pulitzer năm 1965.
Bức ảnh ghi lại cảnh đám đông di tản chen nhau lên một máy bay trực thăng đậu trên nóc một tòa nhà của CIA tại Sài Gòn ngày 29/4/1975 do Hubert van Es thực hiện đã lột tả chân thực sự thất bại toàn diện của cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành ở Việt Nam.
Một hình ảnh trích từ phóng sự ảnh “Một ngày bay cùng Yankee Papa 13” của Larry Burrows, xuất bản trên tạp chí LIFE ngày 16/4/1965. Những hình ảnh này đã làm nhiều người Mỹ tỉnh ngộ khi nhận ra rằng cuộc chiến ở Việt Nam không phải một chuyến "du lịch" như hệ thống truyền thông Mỹ tuyên truyền.
Cảnh tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức năm 1963 do Malcolm W. Browne ghi lại đã trở thành một trong những khoảnh khắc ám ảnh nhất lịch sử nhân loại. Bức ảnh giành giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963 và được đánh giá là đã "làm đổi thay lịch sử".
Bức ảnh em bé Phan Thị Kim Phúc và những đứa trẻ khác bị bỏng do bom napalm của Mỹ tại Trảng Bàng – Tây Ninh ngày 8/6/1972 đã đem lại cho
Nick Út giải Pulitzer năm 1973. Bức ảnh này đã đi vào lịch sử với cái tên “Em bé Napalm”.
Hnh ảnh Một phụ nữ Việt Nam bị thương trong cuộc giao tranh trên đường phố Sài Gòn năm 1968, trích từ sách ảnh Vietnam Inc của Philip Jones Griffiths. Cuốn sách đã tạo ra cú sốc lớn khi cho người xem một góc nhìn chân thực hơn về cuộc chiến khủng khiếp ở Việt Nam.
Bức ảnh của phóng viên Kyoichi Sawada, hãng thông tấn UPI ghi lại cảnh một bà mẹ Việt Nam cùng 4 đứa con lội qua một dòng sông ở Bình Định để chạy trốn khỏi những cuộc không kích từ máy bay Mỹ năm 1965 khiến người xem bàng hoàng về số phận người dân thường trong cuộc chiến. Bức ảnh giành giải Pulitzer năm 1966.