Những khoảnh khắc ám ảnh trong lịch sử chiến tranh thế giới

Google News

(Kiến Thức) - Chỉ vài chục năm sau khi ra đời, những chiếc máy ảnh cùng các nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới đã ghi lại được những bức hình đẫm máu đầu tiên về các cuộc chiến tranh của nhân loại trên khắp thế giới.

1. Sự chết chóc ở Antietam (1862)
Nhung khoanh khac am anh trong lich su chien tranh the gioi
 Nguồn ảnh: BI.
Được ghi lại vào năm 1862 - chỉ vài chục năm sau khi máy ảnh ra đời, bức ảnh ghi lại sự chết chóc sau trận chiến Antietam trong cuộc nội chiến Mỹ đã là một trong những khoảnh khắc kinh hoàng nhất về lịch sử chiến tranh lần đầu tiên được lan rộng trên khắp thế giới.
Đây là lần đầu tiên, những người lính thiệt mạng trên chiến trường được chụp hình lại. Bức ảnh được chụp bởi Andrew Gardner - một trong những nhiếp ảnh gia hiếm hoi lúc bấy giờ có mặt trong cuộc Nội chiến Mỹ.
Bức hình này sau đó đã được Andrew trưng bày ở New York - trở thành biểu tượng của sự tan thương và mất mát đầu tiên trong lịch sử Mỹ cũng như trong lịch sử chiến tranh của nhân loại.
2. Cậu bé Warsaw
Nhung khoanh khac am anh trong lich su chien tranh the gioi-Hinh-2
  Nguồn ảnh: BI.
Bức ảnh được ghi lại vào năm 1943 bởi một nhiếp ảnh gia phục vụ quân đội Phát xít Đức mang tên Franz Konrad. Bức ảnh ghi lại hình ảnh một đoàn người Do Thái bị Đức bắt giữ ở Warsaw - thủ đô của Ba Lan và trong đó có một cậu bé đứng giữa khung hình giơ tay đầu hàng.
Bức ảnh trở nên nổi tiếng khắp thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, một bác sĩ ở Mỹ mang tên Tsvi Nussbaum sau đó đã tự nhận mình chính là cậu bé trong bức hình kia nhưng chưa bao giờ ông chứng minh được điều đó.
Năm 1978, cây viết của tờ Bưu điện Washington bình luận "dù cho cậu bé trong bức ảnh là ai, số phận của cậu cũng sẽ có phần nghiệt ngã như hàng triệu người Do Thái khác, đó là phải chết trong tay phát xít".
3. Dựng cờ ở Iwo Jima
Nhung khoanh khac am anh trong lich su chien tranh the gioi-Hinh-3
  Nguồn ảnh: BI.
Được chụp bởi Joe Rosenthal - một nhiếp ảnh trong lực lượng Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc những người lính của lực lượng Thuỷ quân Lục chiến nước này dựng cờ trên đỉnh núi cao nhất ở Iwo Jima bất chấp tiếng súng giao tranh vẫn nổ ở xung quanh.
50 năm sau khi bức hình được chụp, AP đã phải nhận xét rằng đây là một trong những thông điệp bằng hình ảnh có sức lan toả rộng nhất, nhanh nhất và lâu đời nhất thế giới.
Trong số 6 người lính trong khuôn hình, 3 người đã thiệt mạng trước khi trận chiến Iwo Jima kết thúc, họ là 3 trong tổng số 6.821 người Mỹ đã thiệt mạng trên hòn đảo núi lửa cằn cỗi và đẫm máu này.
Rosenthal đã nhận được giải thưởng Pulitzer cho bức ảnh của mình vào năm 1945.
4. Cờ Liên Xô trên đỉnh toà nhà Reichstag
Nhung khoanh khac am anh trong lich su chien tranh the gioi-Hinh-4
  Nguồn ảnh: BI.
Đây được coi là tấm ảnh Iwo Jima của Liên Xô khi lá cờ của Hồng Quân được kéo lên trên nóc toà nhà quốc hội Đức. Vào ngày 2/5/1945, nhiếp ảnh gia Liên Xô tên Yevgeny Khaldei đã ghi lại khoảnh khắc lịch sử này.
Hai người trong bức ảnh được cho là Alyosha Kovalyov và Abdulkhakim Ismailov. Bức ảnh này nổi tiếng đến nỗi khi nó được lan truyền khắp thế giới, nhiều người thậm chí còn tin rằng Chiến tranh Thế giới thứ hai đã kết thúc. Mặc dù sự thật là khi đó Thuỷ quân Lục chiến Mỹ vẫn đang vật lộn với phát xít Nhật trên Thái Bình Dương.
5. Vụ xử tử ở Sài Gòn
Nhung khoanh khac am anh trong lich su chien tranh the gioi-Hinh-5
  Nguồn ảnh: BI.
Hình ảnh man rợ về cảnh tượng một chiến sĩ quân giải phóng miền Nam bị bắn ngay trên đường phố Sài Gòn trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968 đã khiến cả thế giới rúng động. Bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Eddie Adams ghi lại hình ảnh tướng VNCH Nguyễn Ngọc Loan rút súng bắn thẳng vào thái dương đồng chí Nguyễn Văn Lém - chiến sĩ quân giải phóng.
Việc một tù binh chiến tranh đã đầu hàng, không hề có vũ khí và cũng không hề kháng cự bị xử tử tại chỗ đã khiến cả thế giới kinh hãi. Truyền thông nhiều nước yêu cầu chính quyền Sài Gòn phải đưa Nguyễn Ngọc Loan ra toà án binh vì vi phạm tội ác chiến tranh.
Bức ảnh này cũng là bằng chứng về sự man rợ của chế độ bù nhìn mà Mỹ dựng lên ở miền Nam Việt Nam. Cùng với các hình ảnh đẫm máu khác trong sự kiện Tết Mậu Thân, truyền thông khắp thế giới đã lên án mạnh mẽ việc Mỹ gây ra cuộc chiến tranh tại đất nước này.
Nhiếp ảnh gia Adams đã nhận được giải thưởng Pulitzer danh giá cho bức ảnh này của mình. Tuy nhiên ông mãi mãi bị ám ảnh bởi khoảnh khắc một người đàn ông bị xử tử một cách vô nhân đạo ngay trước mặt mình.
6. Em bé Napalm
Nhung khoanh khac am anh trong lich su chien tranh the gioi-Hinh-6
  Nguồn ảnh: BI.
Được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Việt Nam mang tên Nick Út, đây cũng chính là bức ảnh đầu tiên và duy nhất của một nhiếp ảnh gia người Việt Nam nhận được giải thưởng Pulitzer danh giá vào năm 1973.
Bức ảnh ghi lại cảnh tượng hỗn loạn khi người dân trong một ngôi làng chạy trốn vụ ném bom napalm của không quân Sài Gòn. Người đứng giữa bức ảnh hoàn toàn không mặc quần áo chính là Kim Phúc - Em bé Napalm đã phải cởi hết quần áo đang cháy của mình và vừa chạy vừa kêu nóng.
Rất may là Kim Phúc sau đó đã được đưa tới bệnh viện và điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên hình ảnh này đã cho thấy sự kinh hoàng của cuộc chiến tranh Việt Nam trên khắp các mặt báo. Một lần nữa, truyền thông thế giới lại lên án cuộc chiến này khi chứng kiến những đứa trẻ đang ở độ tuổi đi học phải chạy trốn khỏi chiến tranh để bảo vệ mạng sống của chính mình.
7. Joseph Duo - người đàn ông bay
Nhung khoanh khac am anh trong lich su chien tranh the gioi-Hinh-7
  Nguồn ảnh: BI.
Tháng 6/2003, Chris Hondros đã chụp bức ảnh nổi tiếng ghi lại hình ảnh một người lính thuộc quân đội Liberian mang tên Joseph Duo nhảy cẫng lên trời sau khi phóng một quả RPG về phía quân phản loạn trong cuộc nội chiến Liberian.
Bức ảnh được lan truyền nhanh chóng khắp toàn cầu, cho cả thế giới biết về sự tồn tại của quốc gia Tây Phi này và một cuộc nội chiến đang diễn ra ở đó. Sức ảnh hưởng của bức ảnh lớn hơn mọi điều Hondros có thể tưởng tượng ra, hình ảnh một sĩ quan (vâng, Joseph Duo là một sĩ quan quân chính phủ Liberian) không có quân phục tử tế vẫn sẵn sàng tham chiến với một nụ cười ngạo nghễ nhằm chống lại quân phiến loạn đã khiến nhiều tổ chức quốc tế sau đó đã tiến hành viện trợ cho quân chính phủ Liberian để có đủ trang bị quét được quân phiến loạn, chấm dứt cuộc nội chiến ở quốc gia này.
8. Em bé Iraq
Nhung khoanh khac am anh trong lich su chien tranh the gioi-Hinh-8
  Nguồn ảnh: BI.
Tháng 1/2005, vẫn là Chris Hondos nhưng lần này là ở Iraq. Nhiếp ảnh gia người Mỹ đã ghi lại khoảnh khắc đầy ám ảnh của một cô bé 5 tuổi mang tên Samar Hassan gào khóc bên cạnh thi thể người cha mình - một người vô tội đã bị lính Mỹ bắn chết ngay lập tức khi ông cùng con gái đi qua trạm kiểm soát ở thị trấn Tal-Afar, Iraq.
Bức ảnh xuất hiện trên mọi phương tiện thông tin đại chúng thời bấy giờ, trở thành bằng chứng đanh thép không thể chối cãi cho các tội ác chiến tranh mà Mỹ gây ra ở Iraq và đặt ra nhiều dấu hỏi về vai trò của quân đội Mỹ khi hiện diện tại quốc gia Trung Đông này.
Nhiếp ảnh gia Chris Hondros vẫn tiếp tục có mặt tại mọi chiến trường nóng bỏng nhất trên thế giới để ghi lại những khoảnh khắc để đời. Đáng tiếc là vào năm 2011, khi đang tác nghiệp trong cuộc Nội chiến Libya, Chris đã bị thương và qua đời sau đó ít ngày.

Mời độc giả xem video: Chiến tranh Việt Nam năm 1972.


Tuấn Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)