Đây là câu nói của thái sư Trần Thủ Độ với vua Trần Thái Tông trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược năm 1257.Đánh giá về Trần Thủ Độ, sách "Đại Việt sử ký toàn thư" nhận xét: Trần Thủ Độ tuy làm Tể tướng, mọi việc không việc gì không để ý, vì thế đã giúp nên vương nghiệp và giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất. Thái Tông hoàng đế có làm bài văn bia ở sinh từ để tỏ lòng đặc biệt quý mến ông. Thái Tông lấy được thiên hạ đều nhờ mưu sức của ông cả. Vì thế, ông được nhà nước dựa cậy, quyền át cả vua.Trần Trọng Kim viết trong "Việt Nam sử lược" rằng: Thủ Độ là đại công thần của nhà Trần. Một tay ông cáng đáng bao trọng sự, giúp Thái Tông bình phục được giặc giã trong nước và chỉnh đốn lại mọi việc, làm cho nước Nam bấy giờ được cường thịnh, ngày sau có thể chống cự với Mông Cổ, khỏi phải làm nô lệ những kẻ hùng cường.Trần Xuân Sính chép trong sách "Thuyết Trần": Trần Thủ Độ tuy không đỗ đạt khoa cử, có mưu lược hơn người, không chỉ là quyền thần nhà Lý mà là quyền thần của ngay nhà Trần. Đối với tình thế Đại Việt, việc làm của ông được cho là có vai trò tích cực. Ông phò nhà Trần bình được nội loạn, làm cho Đại Việt kịp chấn hưng. Đó chính là cơ sở để đủ sức lực và tinh thần chống cự được Mông Cổ.Sử gia Lê Quý Đôn chép trong sách "Kiến văn tiểu lục" rằng Trần Thủ Độ sau khi chết, được chôn ở xã Phù Ngự, huyện Ngự Thiên (nay thuộc Hưng Hà, Thái Bình). Lăng có hổ đá, dơi đá, chim đá, bình phong bằng đá, chỗ đất ấy rộng 2 mẫu, cây cối um tùm.Trần Thủ Độ kết hôn với Trần Thị Dung. Trước đó, bà là hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông, sau này lấy Trần Thủ Độ. Sau khi qua đời, bà được vua Trần phong làm Linh từ quốc mẫu năm 1259.Trần Thủ Độ từng từ chối phong tể tướng cho anh trai, thưởng cho người tố cáo ông chuyên quyền trước mặt vua, khen ngợi người lính chặn kiệu vợ mình theo phép nước, đòi chặt một ngón chân của người cháu xin ông chức tước nhỏ.
Đây là câu nói của thái sư Trần Thủ Độ với vua Trần Thái Tông trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược năm 1257.
Đánh giá về Trần Thủ Độ, sách "Đại Việt sử ký toàn thư" nhận xét: Trần Thủ Độ tuy làm Tể tướng, mọi việc không việc gì không để ý, vì thế đã giúp nên vương nghiệp và giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất. Thái Tông hoàng đế có làm bài văn bia ở sinh từ để tỏ lòng đặc biệt quý mến ông. Thái Tông lấy được thiên hạ đều nhờ mưu sức của ông cả. Vì thế, ông được nhà nước dựa cậy, quyền át cả vua.
Trần Trọng Kim viết trong "Việt Nam sử lược" rằng: Thủ Độ là đại công thần của nhà Trần. Một tay ông cáng đáng bao trọng sự, giúp Thái Tông bình phục được giặc giã trong nước và chỉnh đốn lại mọi việc, làm cho nước Nam bấy giờ được cường thịnh, ngày sau có thể chống cự với Mông Cổ, khỏi phải làm nô lệ những kẻ hùng cường.
Trần Xuân Sính chép trong sách "Thuyết Trần": Trần Thủ Độ tuy không đỗ đạt khoa cử, có mưu lược hơn người, không chỉ là quyền thần nhà Lý mà là quyền thần của ngay nhà Trần. Đối với tình thế Đại Việt, việc làm của ông được cho là có vai trò tích cực. Ông phò nhà Trần bình được nội loạn, làm cho Đại Việt kịp chấn hưng. Đó chính là cơ sở để đủ sức lực và tinh thần chống cự được Mông Cổ.
Sử gia Lê Quý Đôn chép trong sách "Kiến văn tiểu lục" rằng Trần Thủ Độ sau khi chết, được chôn ở xã Phù Ngự, huyện Ngự Thiên (nay thuộc Hưng Hà, Thái Bình). Lăng có hổ đá, dơi đá, chim đá, bình phong bằng đá, chỗ đất ấy rộng 2 mẫu, cây cối um tùm.
Trần Thủ Độ kết hôn với Trần Thị Dung. Trước đó, bà là hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông, sau này lấy Trần Thủ Độ. Sau khi qua đời, bà được vua Trần phong làm Linh từ quốc mẫu năm 1259.
Trần Thủ Độ từng từ chối phong tể tướng cho anh trai, thưởng cho người tố cáo ông chuyên quyền trước mặt vua, khen ngợi người lính chặn kiệu vợ mình theo phép nước, đòi chặt một ngón chân của người cháu xin ông chức tước nhỏ.