Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam là nơi đang lưu giữ một bức tượng hổ cổ xưa được đánh giá là đặc sắc bậc nhất Việt Nam. Đó là bức tượng hổ có niên đại từ thế kỷ 13-14, được đưa về từ lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ ở xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tượng hổ có kích thước gần như thật (dài 1m43) được tạo hình với dáng điệu nằm xoài trên bệ. Thân hình hổ khá thon, bộ ức nở nang, bắp vế căng tròn.Đầu hổ hơi ngóc lên, mắt hướng về phía trước, đôi tai dỏng lên như đón nghe một tiếng động nào vọng từ nơi xa thẳm.Hàm răng hổ nhe ra, đổ lộ cặp nanh dài sắc nhọn.Chân hổ mang nét mềm mại đặc trưng của các con vật thuộc họ nhà mèo.Đuôi hổ được tạo hình bằng một khối kỷ hà vuông thành, sắc cạnh.Lưng hổ uốn cong uyển chuyển, gợi lên cảm giác về sự mềm mượt của bộ lông.Nhìn chung, bức tượng hổ lăng Trần Thủ Độ có bố cục dứt khoát, được sắp xếp một cách chặt chẽ, vững chãi, là đặc trưng của điêu khắc thời Trần.Tượng được tạo khối đơn giản nhưng vẫn toát lên sự sinh động, lột tả được vẻ dũng mãnh của vị chúa sơn lâm trong tư thế rất thư thái.Có thể nói, nghệ thuật tả thực và cách điệu đã được kết hợp nhuần nhị trong tác phẩm này.Có ý kiến cho rằng, thông qua hình tượng con hổ, các nghệ sĩ điêu khắc thời xưa cố gắng lột tả thần thái của Thái sư Trần Thủ Độ.Ngược dòng lịch sử, Thái sư Trần Thủ Độ (1194 - 1264) là người góp phần quan trọng trong việc dựng lên triều Trần và kháng chiến chống quân Mông Cổ. Ông được các sử gia miêu tả như một người quyết đoán, mưu lược, đôi khi tàn nhẫn trong nỗ lực củng cố quyền lực vương triều.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam là nơi đang lưu giữ một bức tượng hổ cổ xưa được đánh giá là đặc sắc bậc nhất Việt Nam. Đó là bức tượng hổ có niên đại từ thế kỷ 13-14, được đưa về từ lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ ở xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Tượng hổ có kích thước gần như thật (dài 1m43) được tạo hình với dáng điệu nằm xoài trên bệ. Thân hình hổ khá thon, bộ ức nở nang, bắp vế căng tròn.
Đầu hổ hơi ngóc lên, mắt hướng về phía trước, đôi tai dỏng lên như đón nghe một tiếng động nào vọng từ nơi xa thẳm.
Hàm răng hổ nhe ra, đổ lộ cặp nanh dài sắc nhọn.
Chân hổ mang nét mềm mại đặc trưng của các con vật thuộc họ nhà mèo.
Đuôi hổ được tạo hình bằng một khối kỷ hà vuông thành, sắc cạnh.
Lưng hổ uốn cong uyển chuyển, gợi lên cảm giác về sự mềm mượt của bộ lông.
Nhìn chung, bức tượng hổ lăng Trần Thủ Độ có bố cục dứt khoát, được sắp xếp một cách chặt chẽ, vững chãi, là đặc trưng của điêu khắc thời Trần.
Tượng được tạo khối đơn giản nhưng vẫn toát lên sự sinh động, lột tả được vẻ dũng mãnh của vị chúa sơn lâm trong tư thế rất thư thái.
Có thể nói, nghệ thuật tả thực và cách điệu đã được kết hợp nhuần nhị trong tác phẩm này.
Có ý kiến cho rằng, thông qua hình tượng con hổ, các nghệ sĩ điêu khắc thời xưa cố gắng lột tả thần thái của Thái sư Trần Thủ Độ.
Ngược dòng lịch sử, Thái sư Trần Thủ Độ (1194 - 1264) là người góp phần quan trọng trong việc dựng lên triều Trần và kháng chiến chống quân Mông Cổ. Ông được các sử gia miêu tả như một người quyết đoán, mưu lược, đôi khi tàn nhẫn trong nỗ lực củng cố quyền lực vương triều.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.