Lưu Bị xung quanh có rất nhiều võ tướng vô địch đương thời nhưng cho đến năm 48 tuổi vẫn đánh trận nào thua trận đó, lang bạt nương nhờ khắp nơi. Cho đến khi gặp Từ Thứ mới giành được một địa bàn cố định để tranh chấp thiên hạ, gặp được Gia Cát Lượng mới có thể xưng đế một phương.
Tào Tháo tầm nhìn sâu rộng, dụng binh hơn người, dùng Thiên Tử lệnh chư hầu, trọng hiền tài đoạt thiên hạ. Ví như Tận dụng Hứa Du đốt cháy kho lương, chỉ với 20 vạn quân có thể đánh tan hơn 100 vạn đại quân Viên Thiệu.
Đó là những ví dụ để chứng minh rằng để giành được chiến thắng, ngoài những võ tướng can trung nghĩa đảm thì những mưu sĩ quân sư trí tuệ hơn người cũng đặc biệt quan trọng.
Tuân Úc
|
Tuân Úc |
Luận về chiến lược, Tuân Úc là người lập ra con đường quân sự và quy hoạch bản đồ thống nhất phương Bắc, từng nhiều lần sửa lại phương hướng chiến lược cho Tào Tháo, bao gồm cả việc chặn đón Thiên Tử. Tuân Úc thậm chí được Tào Tháo trao cho quyền mắng ông khi ông có chiến lược sai lầm.
Luận về chính trị, Tuân Úc là một đại hậu phương giúp Tào Tháo xử lý sự vụ quân quốc, là công thần số một trong kế hoạch thống nhất phương Bắc, được xưng là Tuân lệnh quân hay Vương Tá Chi Tài.
Luận về nhân sự, Tuần Úc từng tiến cử rất nhiều hiền tài cho Tào Tháo như Quách Gia, Chung Dao, Tuân Du, Trần Quần, Đỗ Tập và rất nhiều nhân tài khác.
Thành công của Tào Tháo có dấu ấn rất lớn của Tuân Úc, có thế nói ông chính là một quân sư toàn tài, một "bộ não" thực sự của nhà Tào Ngụy.
Gia Cát Lượng
|
Gia Cát Lượng |
Gia Cát Lượng là tể tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Ông không chỉ là một chính trị gia có tài thao lược kiệt xuất, liệu việc như thần mà còn khéo ngoại giao, hiểu biết rộng, trên thông thiên văn dưới tường địa lý và là một nhà phát minh đại tài. Ông vinh dự được người đời coi là tấm gương hình mẫu để học hỏi.
Sở trường của ông là chấp chính trị quốc, đảm nhận công việc phục hưng Thục Quốc, đóng góp công lao trong việc xây dựng chính quyền nhà Thục Hán cho Lưu Bị.
Về khả năng ngoại giao, ông là người đề xuất và cũng là cầu nối thành lập liên minh Lưu Tôn chống Tào, tạo thành thế chân vạc giúp Đông Ngô và Thục Hán có thể chống lại thế lực phía Bắc.
Gia Cát Lượng là một trọng thần trong tay Lưu Bị, được Lưu Bị hết sức tin tưởng. Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng tận tâm phò tá cho Lưu Thiện, chỉnh đốn hậu phương, thục đẩy sự hưng thịnh của nhà Thục Hán.
Sau khi Tào Phi chết, ông nắm bắt cơ hội quyết tâm xuất quân phạt Bắc, đối đầu với Tư Mã Ý, chỉ tiếc rằng khi bá nghiệp còn đang dang dở, ông vì quá lao lực mà bệnh mất.
Chu Du
|
Chu Du |
Chu Du là tướng lĩnh nhà Đông Ngô thời kỳ cuối Đông Hán, là một nhà quân sự trứ danh, một trong những danh tướng Tam Quốc, là danh tướng thứ 64 trong Đường Võ miếu, danh tướng thứ 72 trong Tống Võ miếu. Viện Thuật từng muốn chiêu mộ ông nhưng bị cự tuyệt.
Trong Tam Quốc chí. Chu Du gần như là một người hoàn mỹ, chỉ tiếc vì dốc sức quá độ mà anh hùng đoản mệnh.
Chu Du góp công rất rất lớn vào việc giúp Tôn Sách Tôn Quyền giành được một phần giang sơn. Sau vì Tôn Quyền mà cùng Gia Cát Lượng thành lập liên minh kháng Bắc chống Tào. Đương thời Chu Du hết mực tán dương Gia Cát Lượng vì vậy mà luôn muốn giết Khổng Minh để trừ hậu họa, nhưng thực chất tầm nhìn của ông thì hoàn toàn không thua kém quân sư nước Thục.
Dấu ấn đậm nét nhất của ông chính là đại chiến Xích Bích. Ông chỉ hủy thủy quân đánh bại đại quân Tào, tạo thành cục diện thế chân vạc Tam Quốc.
Tư Mã Ý
|
Tư Mã Ý |
Tư Mã Ý là một chính trị gia nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc và cũng là một quân sư mưu lược. Ông cũng là một trong những người đặt nền móng xây dựng vương triều Tây Tấn. Tư Mã Ý được coi người ẩn náu trốn thoát may mắn nhất Tam Quốc, khiến Gia Cát Lượng mệt đến chết, tranh đoạt chính quyền Tào Ngụy, trở thành người thắng cuộc buồn cười nhất về sau.
Thời kỳ đầu Tư Mã Ý là thầy của Tào Tháo, ủng hộ Tào Tháo xưng đế, dần dần lấy được sự tín nhiệm. Ông cùng với Tưởng Tề là người hiến kế cho Tào Tháo, gián tiếp dẫn đến cái chết của Quan Vũ. Lúc Tào Phi phạt Ngô, ông ở hậu phương chống lại cuộc dân binh phạt Bắc của Gia Cát Lượng. Ông còn có công bình định Liễu Đông, chém đầu Công Tôn Uyên, giải quyết vấn đề quẫy nhiễu phương Bắc của quân Liễu Đông.
Trước khi Minh Đế chết đã lệnh cho ông và Tào Sảng phò tá Tào Phương, ông như trở thành trọng thần trông trẻ. Nhân lúc Tào Phương và Tào Sảng ra ngoài, Tư Mã Ý đã phát động chính biến, chiếm lấy chính quyền Tào Ngụy. Sau khi độc chiếm đại quyền, Tư Mã đời sau truất ngôi Thiên Tử thành lập Tấn Triều.
Lỗ Túc
Một chiến lược gia, nhà ngoại giao kiệt xuất, được vinh dự là một nhân vật nổi tiếng thứ hai xuất hiện trong những câu đồng dao của Đông Ngô.
Ông là người cùng Châu Du đề ra thuyết Tam phần thiên hạ cho Tôn Quyền. Trước trận Xích Bích kiên quyết ủng hộ ý kiến chống Tào, đề xuất ý tưởng thành lập liên minh Tôn Lưu, góp công giúp liên minh Tôn Lưu đạnh bại Tào Tháo, định hình thế chân vạc Tam Quốc.
Liên minh Tôn Lưu vì Kinh Châu mà xảy ra xung đột, Lỗ Túc đóng quân thủ Ích Dương đối đầu với Quan Vũ, khảng khái cầm đao chỉ trích Quan Vân Trường. Cuối cùng Tào Tháo tiến đến Hán Trung, Lưu Bị vì sợ mất Ích Châu mà phải cùng Tôn Quyền giảng hào, chia đôi Kinh Châu.
Sau khi Lỗ Túc bệnh mất, Tôn Quyền vì ông mà tổ chức tang sự, Gia Cát Lượng cũng vì ông mà đau xót.
Quách Gia
Quách Gia là một mưu sĩ nổi tiếng dưới chướng Tào Tháo."Quách Gia không chết, Ngọa Long không xuất sơn", câu nói đủ để chứng minh tài năng của Quách Gia ngang tầm Gia Cát Lượng. Ông sớm đã vạch ra mục tiêu chiến lược cho Tào Ngụy, có nhiều cống hiến không nhỏ trong công cuộc thống nhất phía Bắc của Tào Tháo. Tào Tháo khen Quách Gia là người thực sự phò tá giúp ông hoàn thành bá nghiệp, thường đưa ra những dị kế mang về thắng lợi, là người đề xuất "thập thắng thập bại luận" trứ danh.
Đối với những quan điểm hiện đại bây giờ thì "thập thắng thập bại luận" chính là phương pháp trị quốc, chính sách pháp lệnh, cách tổ chức cho đến tư tưởng tu dưỡng nhân tài. Những điều đó đều liên quan đến mấu chốt thành bại của đại cục, thể hiện được kiến thức và tầm nhìn cao siêu của Quách Gia.
Trình Dục
Do chịu sự ảnh hưởng của tiểu thuyết và điện ảnh, hình ảnh Trình Dục trong mắt mọi người là một văn thần mưu sĩ, nhưng theo chính sử thì con đường thăng tiến của Trình Dục lại xuất phát là một tướng quân.
Trình Dục có dũng có mưu, hành sự tỉ mỉ, là một công thân khai quốc Ngụy triều. Thời loạn Hoàng Cân, quân Khăn vàng đánh đến cửa nhà của Trình Dục, ông không hề hoảng sợ mà bình tĩnh dùng mưu kế của mình để bảo vệ mọi người. Danh tiếng của ông nổi lên từ đó, nhiều lộ chư hầu mời ông về phò tá nhưng ông đều cự tuyệt, duy chỉ có Tào Thào vừa cất lời ông liền đồng ý. Lúc Tào Tháo bị Lữ Bố tập kích, không có viện trợ, chính Hoàng Dục là người khuyên bảo động viên, giúp Tào Tháo ổn định tinh thần.
Ông là người rất biết thời thế rất biết thủ đoạn. Khi được Tào Tháo hỏi, ông tự nhân mình thua kém Từ Thứ mười lần, nhưng chính ông là người hiến kế mạo thư của mẹ Từ Thứ để dụ Từ Thứ về phe quân Tào. Sau trận thua Xích Bích, Tào Tháo bị Quan Vũ truy sát, chính Trình Dục đã khuyên Tào Tháo thuyết phục Quan Vũ vì thấy Quan Vũ là nghĩa trọng nghĩa khí.
Trần Cung
Trần Cung là mưu sĩ giúp sức cho Lữ Bố nhưng ban đầu ông lại đi theo Tào Tháo. Bằng con đường ngoại giao, ông đã dễ dàng giúp Tào Tháo có được Duyện Châu, đây là một bước chiến lược quan trọng cho kế hoạch gia tăng thế lực của Tào Tháo về sau.
Sau này vì bất mãn với sự tàn bạo của Tào Tháo mà Trần Cung đã cùng với Trương Mạc phản Tào, đón Lữ Bố dẫn quân vào Duyện, phò tá Lữ Bố đánh bại Tào Tháo. Trần Cung đưa ra rất nhiều kế sách chống Tào nhưng Lữ Bố lại không nghe theo, cuối cùng Lữ Bố đầu hàng và Trần Cung cũng bị xử chém.
Trên đường tiễn Trần Cung ra pháp trường, Tào Tháo đã viện đủ lý do để có thể giữ ông lại bên mình nhưng ông vẫn tỏ ý chịu chết. Tào Tháo đánh chỉ biết khóc thương và đối đãi người nhà của Trần Cung hậu hĩnh hơn trước.