Vào ngày 31/3 hàng năm, quần đảo Virgin gồm Saint Thomas, Saint John và Saint Croix lại tổ chức “Ngày Chuyển đổi” để kỷ niệm thương vụ Mỹ mua quần đảo này từ Đan Mạch.Để thương vụ này diễn ra thành công, Mỹ và Đan Mạch tiến hành đàm phán về 3 hòn đảo trên trong gần 50 năm trước khi chính thức chuyển giao vào năm 1917.Những cuộc đàm phám đầu tiên giữa Mỹ và Đan Mạch về việc mua bán quần đảo Virgin bắt đầu vào năm 1865 - thời điểm Nội chiến Mỹ kết thúc.Theo nhà sử học Isaac Dookhan, thương vụ mua bán quần đảo Virgin diễn ra trong bối cảnh cả Mỹ và Đan Mạch đều có những động cơ riêng.Thời điểm diễn ra thương vụ này là khi Đan Mạch đang suy yếu đi trong khi Mỹ lại mạnh dần lên.Cuối cùng, Mỹ gây áp lực thành công lên Đan Mạch trong việc bán quần đảo Virgin bằng cách đe dọa tấn công quân sự nhằm vào quốc gia trung lập trong Chiến tranh thế giới 1.Do vậy, vào ngày 31/3/1917, Đan Mạch chính thức chuyển quyền quản lý quần đảo Virgin cho Mỹ. Để có được quần đảo này, Mỹ trả cho Đan Mạch 25 triệu USD bằng đồng vàng.Vào năm 1920, Ngoại trưởng Mỹ cho hay cư dân trên quần đảo Virgin chỉ có thể có quốc tịch Mỹ chứ không có tư cách chính trị của công dân.Điều này đã được thay đổi vào năm 1932 khi người dân trên quần đảo này giành được quyền công dân Mỹ. Thế nhưng, quyền bỏ phiếu của họ lại là cuộc chiến khác.Mãi đến năm 1970, cư dân trên quần đảo Virgin mới giành được quyền bỏ phiếu bầu Thống đốc. Ngày nay, công dân trên quần đảo Virgin cũng như ở các vùng lãnh thổ thuộc Mỹ như Puerto Rico, Guam, Samoa của Mỹ và quần đảo Mariana phương Bắc, vẫn chưa có quyền bỏ phiếu bầu các thành viên Quốc hội cũng như tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.Video: Hòn đảo bí mật dành riêng cho người ngoại tình (nguồn: VTC14)
Vào ngày 31/3 hàng năm, quần đảo Virgin gồm Saint Thomas, Saint John và Saint Croix lại tổ chức “Ngày Chuyển đổi” để kỷ niệm thương vụ Mỹ mua quần đảo này từ Đan Mạch.
Để thương vụ này diễn ra thành công, Mỹ và Đan Mạch tiến hành đàm phán về 3 hòn đảo trên trong gần 50 năm trước khi chính thức chuyển giao vào năm 1917.
Những cuộc đàm phám đầu tiên giữa Mỹ và Đan Mạch về việc mua bán quần đảo Virgin bắt đầu vào năm 1865 - thời điểm Nội chiến Mỹ kết thúc.
Theo nhà sử học Isaac Dookhan, thương vụ mua bán quần đảo Virgin diễn ra trong bối cảnh cả Mỹ và Đan Mạch đều có những động cơ riêng.
Thời điểm diễn ra thương vụ này là khi Đan Mạch đang suy yếu đi trong khi Mỹ lại mạnh dần lên.
Cuối cùng, Mỹ gây áp lực thành công lên Đan Mạch trong việc bán quần đảo Virgin bằng cách đe dọa tấn công quân sự nhằm vào quốc gia trung lập trong Chiến tranh thế giới 1.
Do vậy, vào ngày 31/3/1917, Đan Mạch chính thức chuyển quyền quản lý quần đảo Virgin cho Mỹ. Để có được quần đảo này, Mỹ trả cho Đan Mạch 25 triệu USD bằng đồng vàng.
Vào năm 1920, Ngoại trưởng Mỹ cho hay cư dân trên quần đảo Virgin chỉ có thể có quốc tịch Mỹ chứ không có tư cách chính trị của công dân.
Điều này đã được thay đổi vào năm 1932 khi người dân trên quần đảo này giành được quyền công dân Mỹ. Thế nhưng, quyền bỏ phiếu của họ lại là cuộc chiến khác.
Mãi đến năm 1970, cư dân trên quần đảo Virgin mới giành được quyền bỏ phiếu bầu Thống đốc. Ngày nay, công dân trên quần đảo Virgin cũng như ở các vùng lãnh thổ thuộc Mỹ như Puerto Rico, Guam, Samoa của Mỹ và quần đảo Mariana phương Bắc, vẫn chưa có quyền bỏ phiếu bầu các thành viên Quốc hội cũng như tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Video: Hòn đảo bí mật dành riêng cho người ngoại tình (nguồn: VTC14)