Thứ nhất, không đứng ra bảo lãnh cho người khác vay mượn tiền
Từ trước đến nay, vấn đề tiền bạc luôn là vấn đề vô cùng nhạy cảm. Hầu hết các mối quan hệ khi xảy ra xích mích, mâu thuẫn đều chủ yếu bắt nguồn từ tiền bạc và các mối quan hệ này cũng khó mà có thể lâu bền. Vì vậy, trong cuộc sống này một khi động chạm đến vấn đề vay mượn tiền bạc cần phải thật sự chú ý. Mỗi người cần phải có cách ứng xử thật tinh tế, thật khéo léo nhưng không thể thiếu sự minh bạch và dứt khoát. Đặc biệt, mỗi khi người thân hoặc bạn bè yêu cầu chúng ta đứng ra bảo lãnh để vay tiền, dù là vì lý do gì đi chăng nữa thì cũng nên từ chối ngay.
Người xưa đã dạy rằng, việc đứng ra làm người thứ 3 để bảo lãnh cho người khác vay mượn tiền là điều ngu xuẩn, khiến họ dễ rơi vào tình cảnh “mua dây buộc mình”. Nếu như người vay tiền có thể thuận lợi trả nợ thì không sao, nhưng nếu không may họ không đủ khả năng để chi trả, vô tình bạn đã biến mình thành con nợ dù thực chất không phải là như thế.
Những lời khuyên dạy của người xưa vẫn còn nguyên giá trị đến tận ngày nay. Hiện nay, việc đứng ra bảo lãnh cho người khác vay tiền là một thỏa thuận dân sự, tất cả các bên có tên trong thỏa thuận này đều phải có trách nhiệm cùng với nghĩa vụ riêng. Nếu như không cẩn thận, chúng ta sẽ không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình mà còn phải gồng gánh thêm những khoản nợ không đáng có. Vì thế, tốt nhất là mọi người nên từ chối một cách khéo léo và dứt khoát ngay từ đầu, đừng để đến khi hối hận cũng đã muộn.
Thứ hai, không nhận lời người khác để giúp đỡ người lạ
Trong cuộc sống này, giúp đỡ người khác những khi khó khăn là việc nên làm. Thế nhưng, giúp đỡ người khác cũng phải có chừng mực, đồng thời bạn phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng tùy theo hoàn cảnh và trường hợp.
Nếu như một người bạn xã giao bình thường bất ngờ tìm đến, nhờ vả bạn ra tay giúp đỡ một người khác, đừng vội nhận lời ngay. Trước hết, cần phải hỏi cho rõ ràng rằng việc cần giúp là việc gì, sau đó ước chừng năng lực của bản thân xem có thể xử lý được hay không. Nếu như cảm thấy việc đó tốn kém thời gian, có thể mang lại phiền phức và rủi ro cho mình hoặc nhiều khả năng sẽ không thành công thì bạn tuyệt đối đừng nên can dự. Tránh trường hợp dù bạn có ý tốt giúp đỡ nhưng khi việc lỡ dở, họ lại trút hết mọi bực dọc, sai lầm lên người bạn. Chính vì thế, trước khi nhận lời giúp đỡ ai đó cần phải cân nhắc kỹ càng, nếu cảm thấy không giúp được thì nên từ chối.
Với cách này, bạn vừa có thể giúp họ nhanh chóng tìm được phương án giải quyết khác, vừa tránh đem đến phiền phức và tai tiếng cho mình sau này.
Thứ ba, không làm những việc hạ thấp người khác và tâng bốc mình
Từ trước đến nay, việc tự tâng bốc bản thân mình và hạ thấp người khác được xem là hành vi xấu xa, thể hiện nhân phẩm không tốt của một người, hậu quả là dễ hại mình và hại luôn cả người khác.
Nguyên nhân bởi, việc này không chỉ làm tổn hại danh dự của người khác mà nhiều khi còn rước họa vào thân. Những người hàng ngày chỉ thích hạ thấp người khác để tâng bốc chính mình sẽ chỉ nhìn thấy được điểm tốt đẹp của mình, họ vĩnh viễn không nhìn ra được những thiếu sót để có thể sửa chữa và hoàn thiện bản thân.
Cuộc sống ngày nay có rất nhiều sự việc đau lòng chỉ vì một phút nhất thời khiến người khác bẽ mặt mà phải đánh đổi bằng danh dự, thậm chí là cả mạng sống của chính mình. Do đó, làm người nếu như muốn bình yên và an vui, tuyệt đối không làm những việc để hạ thấp người khác và tâng bốc chính mình. Hãy nhớ rằng, khiêm tốn mới là thước đo của bậc quân tử.
Có thể nói, những lời dạy vàng son và những lời đúc kết kinh nghiệm của người xưa đều rất sâu sắc và giá trị, được mọi người ghi nhớ và truyền lại từ đời này sang đời khác. Đặc biệt là câu nói “3 việc người khôn không dám làm, kẻ dại lại thích mua dây buộc mình” như một lời nhắc nhở mỗi người chúng ta cần phải cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định một điều gì đó. Đừng nên quá cả nể, quyết định vấn đề khi chưa chắc chắn hoặc sống ích kỷ, tự phụ… Mỗi người nên chọn cho mình cách sống đúng đắn, để cuộc đời trôi quan an yên nhưng vẫn ý nghĩa.