1. Với rất nhiều người, hương trầm là mùi hương Tết Việt đặc trưng. Mùi hương ấy tỏa ra từ bàn thờ gia tiên của các gia đình, từ các cửa đình, cửa chùa thâm trầm, cổ kính, hòa vào gió lan tỏa khắp các phố phường khiến không gian trở nên thanh khiết, ấm cúng lạ thường…2. Mùi Tết cũng là mùi tinh dầu thơm thơm, cay cay của những gánh hàng mùi già len lỏi khắp phố phường ngày giáp Tết. Và mùi hương ấy lại dậy lên mãnh liệt vào trong những nồi nước tắm Tất niên bốc khói khi ngút, gột rửa đi hết những bụi trần, vướng bận của năm cũ. Ảnh: PLVN.3. Mùi hương ngọt ngào của đủ các loại mứt Tết khiến trẻ em háo hức đến ứa nước miếng, còn người lớn thì hoài niệm về những cái Tết thời ấu thơ của mình.4. Quyến rũ không kém là hương thơm nồng nàn của những trái bưởi hay phật thủ vàng ươm, loại quả mà hiếm gia đình nào ở Việt Nam thiếu vắng ở trên bàn thờ vào ngày Tết. Ảnh: Zing.5. Cứ đến gần Tết, nhiều người bà, người mẹ lại ra chợ mua măng khô về ngâm trong chậu nước, măng tỏa ra mùi ngai ngái cả một góc nhà. Để rồi trong bữa cơm tất niên, cả gia đình sẽ có một nồi canh măng khô ninh sườn thơm phức. Ảnh: Infonet.6. Mùi hương đậm đà của tôm nõn, nấm hương, mộc nhĩ… lại tạo nên sự hấp dẫn của một thứ canh đặc trưng khác trong ngày Tết: canh mọc. Ảnh: Agiadinh.7. Mùi hăng nồng của hành muối, kiệu muối, củ cải muối… cũng là một mùi thân thương của ngày Tết Việt. Ảnh: Jamja.8. Mùi thơm lừng của giò chả như được nhân lên gấp bội trong ngày Tết, khi cộng hưởng với mùi ngai ngái nhè nhẹ, phảng phất nét thôn quê của lá rong gói bánh chưng. Ảnh: Máy xay giò chả.9. Với nhiều người, Tết không thể gọi là Tết nếu thiếu hương hoa thủy tiên. Loài hoa trắng muốt điểm nhị vàng mảnh mai này có một mùi hương thơm dịu, như có lại như không, như thật lại như mộng ảo, ru cõi lòng vào chốn an bình của thời khắc giao thừa. Ảnh: Zing.10. Cũng như mùi hương trầm, mùi oản cúng chùa gắn liền với bầu không khí thanh tịnh của một ngày đầu xuân. Ảnh: Dạy làm bánh.Xem clip: Phong tục đón xuân vui Tết ở Việt Nam.
1. Với rất nhiều người, hương trầm là mùi hương Tết Việt đặc trưng. Mùi hương ấy tỏa ra từ bàn thờ gia tiên của các gia đình, từ các cửa đình, cửa chùa thâm trầm, cổ kính, hòa vào gió lan tỏa khắp các phố phường khiến không gian trở nên thanh khiết, ấm cúng lạ thường…
2. Mùi Tết cũng là mùi tinh dầu thơm thơm, cay cay của những gánh hàng mùi già len lỏi khắp phố phường ngày giáp Tết. Và mùi hương ấy lại dậy lên mãnh liệt vào trong những nồi nước tắm Tất niên bốc khói khi ngút, gột rửa đi hết những bụi trần, vướng bận của năm cũ. Ảnh: PLVN.
3. Mùi hương ngọt ngào của đủ các loại mứt Tết khiến trẻ em háo hức đến ứa nước miếng, còn người lớn thì hoài niệm về những cái Tết thời ấu thơ của mình.
4. Quyến rũ không kém là hương thơm nồng nàn của những trái bưởi hay phật thủ vàng ươm, loại quả mà hiếm gia đình nào ở Việt Nam thiếu vắng ở trên bàn thờ vào ngày Tết. Ảnh: Zing.
5. Cứ đến gần Tết, nhiều người bà, người mẹ lại ra chợ mua măng khô về ngâm trong chậu nước, măng tỏa ra mùi ngai ngái cả một góc nhà. Để rồi trong bữa cơm tất niên, cả gia đình sẽ có một nồi canh măng khô ninh sườn thơm phức. Ảnh: Infonet.
6. Mùi hương đậm đà của tôm nõn, nấm hương, mộc nhĩ… lại tạo nên sự hấp dẫn của một thứ canh đặc trưng khác trong ngày Tết: canh mọc. Ảnh: Agiadinh.
7. Mùi hăng nồng của hành muối, kiệu muối, củ cải muối… cũng là một mùi thân thương của ngày Tết Việt. Ảnh: Jamja.
8. Mùi thơm lừng của giò chả như được nhân lên gấp bội trong ngày Tết, khi cộng hưởng với mùi ngai ngái nhè nhẹ, phảng phất nét thôn quê của lá rong gói bánh chưng. Ảnh: Máy xay giò chả.
9. Với nhiều người, Tết không thể gọi là Tết nếu thiếu hương hoa thủy tiên. Loài hoa trắng muốt điểm nhị vàng mảnh mai này có một mùi hương thơm dịu, như có lại như không, như thật lại như mộng ảo, ru cõi lòng vào chốn an bình của thời khắc giao thừa. Ảnh: Zing.
10. Cũng như mùi hương trầm, mùi oản cúng chùa gắn liền với bầu không khí thanh tịnh của một ngày đầu xuân. Ảnh: Dạy làm bánh.
Xem clip: Phong tục đón xuân vui Tết ở Việt Nam.