Liên quan đến vấn đề hưởng thừa kế và người được quyền nuôi dưỡng bé Na (18 tháng tuổi) – nạn nhân duy nhất còn sống sau vụ cả 6 người bị sát hại ở Bình Phước - PV báo Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với Luật sư Chu Văn Tiến – Công ty Luật TNHH An Nam thuộc Đoàn Luật Sư thành phố Hà Nội và đồng nghiệp để làm rõ vấn đề này.
|
Luật sư Chu Văn Tiến – Công ty Luật TNHH An Nam thuộc Đoàn Luật Sư thành phố Hà Nội |
Bé Na trong vụ thảm sát ở Bình Phước có được hưởng thừa kế khối di sản tương đối lớn của gia đình ông Lê Văn Mỹ không thưa Luật sư?
Trong vụ thảm sát ở Bình Phước, bé Na - con gái của ông Lê Văn Mỹ và bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga - là người được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của bố, mẹ mình. Tuy nhiên, phần di sản mà Bé Na sẽ được hưởng được xác định theo dạng thừa kế theo Di chúc hay thừa kế theo Pháp luật.
Nếu ông Mỹ và bà Nga để lại di chúc (Di chúc phải tuân thủ các điều kiện về Di chúc hợp pháp được quy định tại Điều 652, Bộ luật Dân sự) thì phần di sản thừa kế mà ông Mỹ, bà Nga để lại sẽ được chia theo ý chí của họ.
Bé Na hiện nay mới chỉ có 18 tháng tuổi, còn chưa thành niên nên trong trường hợp này dù trong di chúc có tên bé Na hay không thì phần di sản tối thiểu mà bé Na vẫn sẽ được hưởng sẽ là “hai phần ba một suất của một người thừa kế theo pháp luật” theo quy định tại Điều 669 Bộ luật hình sự.
Nếu ông Mỹ, bà Nga không để lại Di chúc hoặc Di chúc không hợp pháp thì toàn bộ di sản của họ sẽ được chia thừa kế theo quy định tại điều 676 BLDS.
Theo đó, bé Na sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất, và được chia phần di sản thừa kế bằng với những người thừa kế khác cùng hàng thừa kế là ông bà ngoại của cháu, tức là cha mẹ ruột của bà Lê Thị Ánh Ngọc (bởi vì ông bà nội của cháu đã mất) (sau khi trừ đi chi phí mai táng và những chi phí khác theo quy định pháp luật).
|
Bé Na là người được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của bố, mẹ mình. |
Ai là người được quyền nuôi dưỡng bé Na? Người giám hộ cho bé Na có quyền lợi và nghĩa vụ gì thưa ông?
Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật dân, người được quyền ưu tiên trở thành người giám hộ của bé Na là anh, chị ruột. Tuy nhiên, cả anh chị ruột của bé đều là nạn nhân của vụ thảm sát vì vậy ông bà nội hoặc ông bà ngoại là người được ưu tiên thứ hai trở thành người giám hộ cho bé.
Nếu ông bà của bé không đủ điều kiện làm người giám hộ thì theo thứ tự sau bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ. Điều kiện để trở thành người giám hộ, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 60 Bộ luật dân sự.
Trong trường hợp kể cả ông bà nội, ông bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì của bé Na đều không đáp ứng đủ điều kiện hoặc không thể trở thành người giám hộ của bé Na thì Ủy ban nhân dân xã nơi bé Na được đăng ký hộ khẩu thường trú cử người giám hộ cho bé Na (quy định tại Điều 63 Bộ luật dân sư). Người này cũng cần đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành người giám hộ, hướng đến việc chăm sóc và bảo vệ tốt nhất đối với bé Na.
Nghĩa vụ của người giám hộ của bé Na được quy định tại Điều 65 nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi Bộ luật dân sự: Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ; Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; Quản lý tài sản của người được giám hộ; Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Quyền lợi của người giám hộ của bé Na được xác định theo quy định tại Điều 68 Bộ luật dân sự: Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ; Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ; Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Ngoài ra,với trường hợp của bé Na như đã xác định ở trên bé có quyền thừa kế tài sản của bố mẹ bé là ông Mỹ và bà Nga. Vì vậy, người giám hộ ngoài quyền và nghĩa vụ như trên còn có trách nhiệm quản lý tài sản cho bé, cho đến khi bé đủ tuổi để tự quản lý tài sản. Theo quy định tại Điều 69 Bộ luật dân sự về quản lý tài sản của người được giám hộ.
Xin cảm ơn Luật sư!
“Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”
“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
…
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.