1. Quan sát các anh chị khóa trên. Khi bạn đang lựa chọn chuyên ngành học của mình, bạn có thể quan sát các anh chị khóa trên và hỏi han các sinh viên đang học ở ngành học đó. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích và truyền cảm hứng cho bạn.2. Tìm hiểu chương trình đào tạo. Rất nhiều học sinh đang chọn trường và ngành mà chẳng biết mình sẽ học gì tại trường đại học. Hãy lên trang web của trường đó và tìm hiểu về các chương trình đào tạo. Có thể chương trình đào tạo đó không phù hợp với sức học hoặc khả năng tài chính của gia đình bạn.3. Niềm đam mê. Khi lựa chọn chuyên ngành học và học chuyên ngành đó, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để học và làm bài tập. Nếu bạn thực sự đam mê chuyên ngành/nghề nghiệp đó, bạn sẽ học tốt hơn và đạt được nhiều thành công hơn. Ngoài ra, bạn sẽ có thêm động lực để tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc các công việc liên quan đến nghề nghiệp của mình.4. Kỹ năng. Đam mê là chưa đủ, bạn cần phải có kỹ năng. Hãy xem xét về kỹ năng của bản thân trước khi lựa chọn một trường đại học nào đó. Hãy đánh giá một cách trung thực về ưu nhược điểm của mình. Mọi người đều có những tài năng và tài lẻ nhất định. Hãy liệt kê những ưu nhược điểm của mình và cân nhắc xem bạn có thể thành công với chuyên ngành/ nghề nghiệp đó hay không.5. Nhờ tư vấn. Nhìn xa hơn, chuyên ngành học sẽ hướng tới nghề nghiệp sau này của bạn. Nếu bạn không chắc chắn về khả năng của bản thân, hãy nhờ thầy, cô giáo hoặc bố mẹ tư vấn. Bạn cũng có thể đến các trung tâm hướng nghiệp và xin lời khuyên từ họ. Tư vấn nghề nghiệp có thể rất hữu ích. Họ có thể gợi ý cho bạn một nghề nghiệp thích hợp dựa trên bài kiểm tra năng khiếu.6. Đọc về các công việc triển vọng. Hãy đọc trên các báo về dự đoán các nghề nghiệp triển vọng và từ đó đưa ra quyết định cho riêng mình. Đừng chạy theo số đông và theo học các ngành “hot”, nhưng ngành nghề đó có thể sẽ thừa nhân lực khi bạn ra trường đấy.7. Tham gia khảo sát thực tế công việc. Trong khi bạn có đọc về các công việc trong một quyển cẩm nang. Nghề nghiệp trong thế giới thực có thể không giống như thế. Hãy hỏi những người anh/chị hoặc người lớn tuổi đã từng làm công việc đó để nhận được những lời khuyên. Bạn sẽ có được những lời khuyên hữu ích và có sự lựa chọn đúng đắn hơn.
1. Quan sát các anh chị khóa trên. Khi bạn đang lựa chọn chuyên ngành học của mình, bạn có thể quan sát các anh chị khóa trên và hỏi han các sinh viên đang học ở ngành học đó. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích và truyền cảm hứng cho bạn.
2. Tìm hiểu chương trình đào tạo. Rất nhiều học sinh đang chọn trường và ngành mà chẳng biết mình sẽ học gì tại trường đại học. Hãy lên trang web của trường đó và tìm hiểu về các chương trình đào tạo. Có thể chương trình đào tạo đó không phù hợp với sức học hoặc khả năng tài chính của gia đình bạn.
3. Niềm đam mê. Khi lựa chọn chuyên ngành học và học chuyên ngành đó, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để học và làm bài tập. Nếu bạn thực sự đam mê chuyên ngành/nghề nghiệp đó, bạn sẽ học tốt hơn và đạt được nhiều thành công hơn. Ngoài ra, bạn sẽ có thêm động lực để tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc các công việc liên quan đến nghề nghiệp của mình.
4. Kỹ năng. Đam mê là chưa đủ, bạn cần phải có kỹ năng. Hãy xem xét về kỹ năng của bản thân trước khi lựa chọn một trường đại học nào đó. Hãy đánh giá một cách trung thực về ưu nhược điểm của mình. Mọi người đều có những tài năng và tài lẻ nhất định. Hãy liệt kê những ưu nhược điểm của mình và cân nhắc xem bạn có thể thành công với chuyên ngành/ nghề nghiệp đó hay không.
5. Nhờ tư vấn. Nhìn xa hơn, chuyên ngành học sẽ hướng tới nghề nghiệp sau này của bạn. Nếu bạn không chắc chắn về khả năng của bản thân, hãy nhờ thầy, cô giáo hoặc bố mẹ tư vấn. Bạn cũng có thể đến các trung tâm hướng nghiệp và xin lời khuyên từ họ. Tư vấn nghề nghiệp có thể rất hữu ích. Họ có thể gợi ý cho bạn một nghề nghiệp thích hợp dựa trên bài kiểm tra năng khiếu.
6. Đọc về các công việc triển vọng. Hãy đọc trên các báo về dự đoán các nghề nghiệp triển vọng và từ đó đưa ra quyết định cho riêng mình. Đừng chạy theo số đông và theo học các ngành “hot”, nhưng ngành nghề đó có thể sẽ thừa nhân lực khi bạn ra trường đấy.
7. Tham gia khảo sát thực tế công việc. Trong khi bạn có đọc về các công việc trong một quyển cẩm nang. Nghề nghiệp trong thế giới thực có thể không giống như thế. Hãy hỏi những người anh/chị hoặc người lớn tuổi đã từng làm công việc đó để nhận được những lời khuyên. Bạn sẽ có được những lời khuyên hữu ích và có sự lựa chọn đúng đắn hơn.