Vụ đánh bom doanh trại lính Mỹ tại Lebanon (1983)
Một vụ đánh bom liều chết được cho là của Phong trào Hồi giáo vũ trang Hezollah đã thực hiện ngày 23/10/1983 tại doanh trại thủy quân lục chiến Mỹ ở sân bay Beirut (Lebannon). Được biết, vụ đánh bom liều chết bằng xe tải với động cơ yêu cầu lính Mỹ và quân Liên Hiệp Quốc rút khỏi Lebannon.
Sau vụ đánh bom, 241 binh sỹ Mỹ và 122 dân thường bị thương.
Vụ đầu độc thực phẩm bằng khuẩn Salmonella (1984)
Tháng 9/1984, giáo phái Rajnesshe Cult (Ấn Độ) đã thực hiện cuộc đầu độc cử tri để chiếm thế thượng phong trong cuộc bầu cử tại địa phương. Cụ thể, nhóm này đã cố tình truyền vi khuẩn salmonella vào nguồn nước khiến trên dưới 700 người bị ngộ độc. Cuộc khủng bố sinh học được thực hiện ở Dallas (Mỹ). Và sau này, dư luận nơi đây vẫn có những ý kiến phản đối việc không truy tố những kẻ khủng bố mà chỉ trục xuất chúng.
Vụ đánh bom Lockberbie (1988)
Ngày 21/10/1988, máy bay Boeing 747-121, số hiệu N739PA đã nổ tung khi đang thực hiện chuyến bay thứ 103. 270 hành khách cùng phi hành đoàn thiệt mạng, trong đó 189 người mang quốc tịch Mỹ. Vụ đánh bom diễn ra trên bầu trời Lockberbie, Scotland. Và sau đó, vụ đánh bom nổi tiếng với tên gọi vụ "đánh bom Lockberbie".
Sau vụ khủng bố, có nhiều lời đồn đoán về thủ phạm vụ đánh bom. Song theo kết luận cuối cùng, chủ mưu của vụ khủng bố là Giám đốc một hãng hàng không lớn của Libya. Dù bị tù trung thân, song do bệnh tật, tên này được trả tự do sau đó. Nên phương Tây đã tố cáo, chính phủ của Gaddafi là thủ phạm đứng đằng sau vụ khủng bố.
Vụ đánh bom Trung tâm Thương mại Thế giới (1993)
Có 6 người tử vong, 1040 bị thương trong cuộc tấn công tòa tháp Trung tâm thương mại thế giới (New York) năm 1993. Các nhân chứng cho hay, cảnh tượng mà vụ nổ để lại trên bãi đậu xe là một hố bom hun hút, có đường kính khoảng 45 m và độ sâu của 5 tầng nhà.
Theo hồ sơ điều tra, khoảng 680 kg khí hydro nitrate dạng nén được chở tới bãi đỗ xe công cộng trong tòa tháp Bắc Trung tâm thương mại Thế giới rồi phát nổ.
Sau vụ đánh bom, một phiên tòa đặc biệt diễn ra trong 6 tháng, gồm 200 nhân chứng với hơn 1000 tang vật tố cáo tội của 4 nghi can khủng bố. Ngày 4/3/1994, đúng 1 năm sau khi bắt giữ Salameh, bồi thẩm đoàn đã kết tội khủng bố cho Salamed, Ajaj, Abuhalima, và Ayyad và tuyên án 348 năm tù mỗi người.
4. Vụ đánh bom thành phố Oklahoma (1995)
Vụ
đánh bom Thành phố Oklahoma là một vụ đánh bom khủng bố vào tòa nhà
liên bang Alfred P. Murrah tại trung tâm Thành phố Oklahoma ngày
19/4/1995.
Vụ nổ Thành phố Oklahoma cướp đi 168 sinh mạng, trong
đó có 19 trẻ em dưới 6 tuổi và khiến hơn 680 người bị thương. Vụ nổ đã
phá huỷ 324 tòa nhà, làm cháy 86 xe ô tô, khiến cửa kính của 258 tòa nhà
gần đó vỡ tung. Ước tính thiệt hại do vụ đánh bom này gây ra là 652
triệu USDi. Quả bom tự tạo chứa 2.200 kg ammoni nitrat và dầu, đặt trong
một chiếc xe tải thuê.
Hai kẻ được xác định là nhân vật chủ chốt
trong nhóm khủng bố này là Timothy McVeigh và Terry Nichols. Terry
Nichols đã bị tuyên án chung thân và không bao giờ được ân xá cho tội
danh giết người. Kẻ đặt bom Timothy McVeigh bị tuyên án tử hình ngày
11/6/2001.
Vụ đánh bom tàu chiến USS Cole (2000)
Tàu chiến siêu hiện đại USS Cole được trang bị những vụ khí hàng đầu của Hải quân Mỹ bất ngờ bị khủng bố khi đang neo ở càng Aden (Yemen) tháng 10/2000. Đây được coi là một trong những vụ khủng bố táo bạo nhất nhắm vào nước Mỹ.
Khoảng gần 300 kg thuốc nổ đã phát nổ khiến 17 thủy thủ thiệt mạng và 39 người khác bị thương. Tổ chức khủng bố al Qaeda đã trực tiếp nhận trách nhiệm về vụ đánh bom. Đồng thời tổ chức này còn cảnh báo sẽ có nhiều cuộc đánh bom hơn nhắm vào nước Mỹ nếu quốc gia này còn đưa quân tới Trung Đông.
Vụ tấn công khủng bố 11/9 (2001)
Một năm sau, Tổ chức khủng bố al Queda đã thực hiện cuộc khủng bố đẫm máu nhất, "đánh vỗ mặt" vào niềm tự hào của nước Mỹ. 19 tên khủng bố, cướp thành công 4 máy bay đã tấn công lần lượt vào Tòa trung tâm Thương Mại thế giới (New York), Lầu Năm Góc (Thủ đô Washington D.C), chiếc cuối đang trên đường tới Washington D.C thì bị rơi ở cánh dồng tỉnh Pennsylvania do sự phản kháng của các hành khách trong chuyến bay.
Sau khủng bố, có 2993 người thiệt mạng, 8900 người bị thương. Đây được coi là cuộc khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử nước thế giới.
Ngay sau vụ khủng bố, nước Mỹ phát động cuộc chiến trông khủng bố trên toàn cầu được cho là lớn chưa từng có trong lịch sử thế giới. 10 năm sau, 2011, chủ mưu của vụ khủng bố, nhân vật đứng đầu Tổ chức khủng bố al Queda, Ossama bin Laden bị lính Mỹ tiêu diệt tại Paskitan.
Khủng bố bằng vi khuẩn bệnh than (2001)
Không lâu sau vụ 11/9, vào cuối tháng 9 và tháng 10 cùng năm, 5 người Mỹ đã bị chết do một cuộc tấn công bằng những phong thư chủa khuẩn gây bệnh than Anthrax. Hàng loạt cơ quan, văn phòng tại các bang lớn của Mỹ đã phải di dời, hàng tỷ đô la Mỹ đã bị thiệt hại do cuộc khủng bố lạ thường này.
Vụ khủng bố khép lại với nhiều bí ẩn khi nghi can chính của vụ khủng bố, tiến sỹ E. Ivins tự sát khi FBI đang điều tra.
Vụ đánh bom đường chạy Marathon, Boston (2013)
Sau 11/9, vụ đánh bom đường chạy maraton tại Boston hôm nay, là vụ khủng bố bằng bom lớn nhất nhắm vào nước Mỹ. Cho đến thời điểm hiện tại, vụ khủng bố đã làm 3 người thiệt mạng, 141 người bị thương.
Phát biểu trước công chúng, Tổng thống Mỹ Barack Obama trấn an dân chúng đồng thời cảnh báo những kẻ đánh bom sẽ thấy "sức mạnh của công lý". Song cho đến lúc này, ông Obama cùng chính quyền Mỹ nêu tên những kẻ đứng đằng sau vụ khủng bố.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: