Động đất-sóng thần tàn phá nhà máy điện hạt nhân Fukushima hồi tháng 3/2011 là một trong 10 thảm họa kinh hoàng có thể tránh được.Tổng cộng 11 người chết trong vụ tràn dầu Deepwater Horizon của hãng dầu khí BP. Gần 5 triệu thùng dầu tràn ra Vịnh Mexico khi giàn khoan này chìm xuống biển. Thảm họa sinh thái này có thể đã không xảy ra nếu BP có cách quản lý tốt hơn.Năm 1986, tàu con thoi Challenger phát nổ chỉ vài phút sau khi cất cánh, khiến toàn bộ phi hành đoàn tử nạn. Sự cố có thể đã được ngăn chặn nếu NASA không bỏ qua những lỗi của con tàu.Ngày 3/9/1991, vụ cháy nhà máy chế biến Imperial Foods Hamlet đã khiến 25 người thiệt mạng. Thảm họa này đã có thể tránh được, nếu giới chủ quan tâm hơn đến phòng cháy chữa cháy.Năm 2010, một vụ nổ tại mỏ than Pike River ở New Zealand đã khiến 29 thợ mỏ thiệt mạng, một phần do công tác an toàn cháy nổ yếu kém.Năm 2009, chuyến bay 447 của hãng hàng không Air France gặp nạn, rơi xuống Đại Tây Dương, khiến 228 người thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn hàng không thảm khốc nhất trong lịch sử hãng hàng không Air France và do phi công yếu kém trong khâu xử lý sự cố.Hồi tháng 1/2013, hộp đêm Kiss ở Sao Paulo, Brazil, xảy ra hỏa hoạn, khiến hơn 230 người chết. Thảm họa này đã không xảy ra, nếu hộp đêm được thiết kế và trang bị đúng theo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy.Cơn bão Katrina quét qua New Orleans (Mỹ) khiến một con đê bị vỡ, hơn 1.800 người thiệt mạng và nhiều người mất nhà cửa. Đáng nói là chính quyền địa phương đã quá chủ quan và không có biện pháp phòng ngừa.Vào những năm 1930, sự kiện Cơn bão Đen với rất nhiều cơn bão và lốc cuốn theo nhiều cát bụi hoành hành ở các đồng cỏ khắp Bắc Mỹ, khiến hàng vạn gia đình nông dân bị tổn thất nặng nề do thiếu biện pháp phòng tránh.Trận động đất Haiti mạnh 7 độ Richter năm 2010 đã cướp đi sinh mạng của hơn 300 nghìn người. Trận động đất này không thể ngăn chặn được nhưng số thương vong có thể ít hơn nếu người dân không phớt lờ cảnh báo sơ tán của các nhà địa vật lý về thảm họa.
Động đất-sóng thần tàn phá nhà máy điện hạt nhân Fukushima hồi tháng 3/2011 là một trong 10 thảm họa kinh hoàng có thể tránh được.
Tổng cộng 11 người chết trong vụ tràn dầu Deepwater Horizon của hãng dầu khí BP. Gần 5 triệu thùng dầu tràn ra Vịnh Mexico khi giàn khoan này chìm xuống biển. Thảm họa sinh thái này có thể đã không xảy ra nếu BP có cách quản lý tốt hơn.
Năm 1986, tàu con thoi Challenger phát nổ chỉ vài phút sau khi cất cánh, khiến toàn bộ phi hành đoàn tử nạn. Sự cố có thể đã được ngăn chặn nếu NASA không bỏ qua những lỗi của con tàu.
Ngày 3/9/1991, vụ cháy nhà máy chế biến Imperial Foods Hamlet đã khiến 25 người thiệt mạng. Thảm họa này đã có thể tránh được, nếu giới chủ quan tâm hơn đến phòng cháy chữa cháy.
Năm 2010, một vụ nổ tại mỏ than Pike River ở New Zealand đã khiến 29 thợ mỏ thiệt mạng, một phần do công tác an toàn cháy nổ yếu kém.
Năm 2009, chuyến bay 447 của hãng hàng không Air France gặp nạn, rơi xuống Đại Tây Dương, khiến 228 người thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn hàng không thảm khốc nhất trong lịch sử hãng hàng không Air France và do phi công yếu kém trong khâu xử lý sự cố.
Hồi tháng 1/2013, hộp đêm Kiss ở Sao Paulo, Brazil, xảy ra hỏa hoạn, khiến hơn 230 người chết. Thảm họa này đã không xảy ra, nếu hộp đêm được thiết kế và trang bị đúng theo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy.
Cơn bão Katrina quét qua New Orleans (Mỹ) khiến một con đê bị vỡ, hơn 1.800 người thiệt mạng và nhiều người mất nhà cửa. Đáng nói là chính quyền địa phương đã quá chủ quan và không có biện pháp phòng ngừa.
Vào những năm 1930, sự kiện Cơn bão Đen với rất nhiều cơn bão và lốc cuốn theo nhiều cát bụi hoành hành ở các đồng cỏ khắp Bắc Mỹ, khiến hàng vạn gia đình nông dân bị tổn thất nặng nề do thiếu biện pháp phòng tránh.
Trận động đất Haiti mạnh 7 độ Richter năm 2010 đã cướp đi sinh mạng của hơn 300 nghìn người. Trận động đất này không thể ngăn chặn được nhưng số thương vong có thể ít hơn nếu người dân không phớt lờ cảnh báo sơ tán của các nhà địa vật lý về thảm họa.