NSƯT Đức Lưu sinh năm 1939. Tấm ảnh này được chụp năm 1954, khi bà mới 15 tuổi và vừa từ Đoàn văn công trung đoàn 151 Bộ Tư lệnh Công Binh về tiếp quản Hà Nội.NSƯT Đức Lưu khi là sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Điện ảnh Việt Nam tại số 7 Trần Phú - Hà Nội.Đảm nhận vai Thị Nở - người phụ nữ xấu ma chê quỷ hờn, nhân vật xấu bậc nhất nhì nền điện ảnh Việt Nam nhưng NSƯT Đức Lưu sở hữu vẻ đẹp dịu dàng, thuần khiết. Bà kể, khi vào vai người yêu Chí Phèo, bà được đạo diễn Phạm Văn Khoa đưa tới viện, làm cho hàm răng đen, khi quay phim phải nhét hai cục bông gòn vào hai bên má, đeo mũi giả được bôi đỏ.Nghệ sĩ Đức Lưu và chồng PGS TS Trần Hạ Phương. Bà cho hay, tấm ảnh này được chụp khi ông bà đi chơi ở Hồ Gươm. Ngay sau tối hôm đó, ông nắm chặt tay bà, bà im lặng. Đó cũng là lời tỏ tình mà ông dành cho bà để rồi sau đó không lâu, họ tổ chức một đám cưới giản dị và ấm cúng. Họ phải xin tem phiếu của bạn bè tích lại từ 6 tháng trước để mua thuốc lá Tam Đảo, kẹo, bột mì để làm bánh xốp. .NSƯT Đức Lưu vai Mận trong phim "Cô gái công trường". Bộ phim ra đời năm 1960 do nhà văn Kim Lân viết kịch bản có nội dung xoay quanh cuộc sống của những con người ở Bắc Hưng Hải - công trường đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam.NSƯT Đức Lưu và chồng chụp ảnh tại một góc trường Đại học Tổng hợp - nơi PGS. TS Trần Hạ Phương giảng dạy. Ông từng có 7 năm theo học tại Cộng hòa dân chủ Đức. Là trí thức Tây học, ông trân trọng nghề của vợ, chia sẻ, động viên, khích lệ để đạt được thành tích cao trong sự nghiệp.Khi mới cưới nhau, vợ chồng người đóng vai Thị Nở sống tạm trong căn nhà đi mượn ở 57 Mã Mây. Cả hai đều có lương nhưng họ chỉ tiêu phần lương của NSƯT Đức Lưu, giữ lại phần lương của PGS. TS Trần Hạ Phương (khoảng 78 nghìn đồng). Sau ba năm mới sinh con đầu lòng.NSƯT Đức Lưu và chồng chụp ảnh lưu niệm trước chùa Một cột vào năm 1962. Khi ấy, bà mặc ào dài, cả hai đi chơi ngày chủ nhật.NSƯT Đức Lưu vào tháng 10/1970.Tấm ảnh này được chụp khi NSƯT Đức Lưu thử vai phản diện cho một bộ phim điện ảnh của Việt Nam.Tấm ảnh này được chụp ở nhà mới, sau khi ông bà trả nhà ở Mã Mây về ở 143 Triệu Việt Vương.Tấm ảnh này được chụp khi bà là đại biểu văn nghệ sĩ của Hà Nội vào biểu diễn sau khi Sài Gòn giải phóng. Lần đầu, bà được hội ngộ nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương và hai nghệ sĩ hàng đầu của nghệ thuật cải lương là Phùng Há, Năm Châu tại khách sạn Bến Nghé.Sau hơn 50 năm chung sống, PGS. TS Trần Hạ Phương qua đời vào năm 2012. NSƯT Đức Lưu chia sẻ, lúc chồng mất, bà đau khổ tới mức chỉ muốn đi theo ông. Tuy nhiên, vì con vì cháu, bà gắng gượng vượt qua nỗi đau. Nữ nghệ sĩ nổi tiếng hạnh phúc vì các con đều thành đạt, các cháu học hành giỏi giang. Cháu gái lớn của bà giành được học bổng 100% và đang du học bên Mỹ. Khi nhìn lại những ngày đã qua, NSƯT Đức Lưu chia sẻ: "Vợ chồng tôi đã cùng vượt qua hai cuộc chiến tranh của đất nước là chống Pháp và chống Mỹ, có được cuộc sống như ngày hôm nay, chúng tôi phải trải qua bao nhiêu gian khổ, khó khăn, có cả nhưng cơn sóng ngầm đòi hỏi sự kiên trì, dũng cảm mới có thể vượt qua ...Tôi nghĩ, đó là cái giá để trả cho một cuộc đời".
NSƯT Đức Lưu sinh năm 1939. Tấm ảnh này được chụp năm 1954, khi bà mới 15 tuổi và vừa từ Đoàn văn công trung đoàn 151 Bộ Tư lệnh Công Binh về tiếp quản Hà Nội.
NSƯT Đức Lưu khi là sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Điện ảnh Việt Nam tại số 7 Trần Phú - Hà Nội.
Đảm nhận vai Thị Nở - người phụ nữ xấu ma chê quỷ hờn, nhân vật xấu bậc nhất nhì nền điện ảnh Việt Nam nhưng NSƯT Đức Lưu sở hữu vẻ đẹp dịu dàng, thuần khiết. Bà kể, khi vào vai người yêu Chí Phèo, bà được đạo diễn Phạm Văn Khoa đưa tới viện, làm cho hàm răng đen, khi quay phim phải nhét hai cục bông gòn vào hai bên má, đeo mũi giả được bôi đỏ.
Nghệ sĩ Đức Lưu và chồng PGS TS Trần Hạ Phương. Bà cho hay, tấm ảnh này được chụp khi ông bà đi chơi ở Hồ Gươm. Ngay sau tối hôm đó, ông nắm chặt tay bà, bà im lặng. Đó cũng là lời tỏ tình mà ông dành cho bà để rồi sau đó không lâu, họ tổ chức một đám cưới giản dị và ấm cúng. Họ phải xin tem phiếu của bạn bè tích lại từ 6 tháng trước để mua thuốc lá Tam Đảo, kẹo, bột mì để làm bánh xốp. .
NSƯT Đức Lưu vai Mận trong phim "Cô gái công trường". Bộ phim ra đời năm 1960 do nhà văn Kim Lân viết kịch bản có nội dung xoay quanh cuộc sống của những con người ở Bắc Hưng Hải - công trường đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam.
NSƯT Đức Lưu và chồng chụp ảnh tại một góc trường Đại học Tổng hợp - nơi PGS. TS Trần Hạ Phương giảng dạy. Ông từng có 7 năm theo học tại Cộng hòa dân chủ Đức. Là trí thức Tây học, ông trân trọng nghề của vợ, chia sẻ, động viên, khích lệ để đạt được thành tích cao trong sự nghiệp.
Khi mới cưới nhau, vợ chồng người đóng vai Thị Nở sống tạm trong căn nhà đi mượn ở 57 Mã Mây. Cả hai đều có lương nhưng họ chỉ tiêu phần lương của NSƯT Đức Lưu, giữ lại phần lương của PGS. TS Trần Hạ Phương (khoảng 78 nghìn đồng). Sau ba năm mới sinh con đầu lòng.
NSƯT Đức Lưu và chồng chụp ảnh lưu niệm trước chùa Một cột vào năm 1962. Khi ấy, bà mặc ào dài, cả hai đi chơi ngày chủ nhật.
NSƯT Đức Lưu vào tháng 10/1970.
Tấm ảnh này được chụp khi NSƯT Đức Lưu thử vai phản diện cho một bộ phim điện ảnh của Việt Nam.
Tấm ảnh này được chụp ở nhà mới, sau khi ông bà trả nhà ở Mã Mây về ở 143 Triệu Việt Vương.
Tấm ảnh này được chụp khi bà là đại biểu văn nghệ sĩ của Hà Nội vào biểu diễn sau khi Sài Gòn giải phóng. Lần đầu, bà được hội ngộ nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương và hai nghệ sĩ hàng đầu của nghệ thuật cải lương là Phùng Há, Năm Châu tại khách sạn Bến Nghé.
Sau hơn 50 năm chung sống, PGS. TS Trần Hạ Phương qua đời vào năm 2012. NSƯT Đức Lưu chia sẻ, lúc chồng mất, bà đau khổ tới mức chỉ muốn đi theo ông. Tuy nhiên, vì con vì cháu, bà gắng gượng vượt qua nỗi đau. Nữ nghệ sĩ nổi tiếng hạnh phúc vì các con đều thành đạt, các cháu học hành giỏi giang. Cháu gái lớn của bà giành được học bổng 100% và đang du học bên Mỹ. Khi nhìn lại những ngày đã qua, NSƯT Đức Lưu chia sẻ: "Vợ chồng tôi đã cùng vượt qua hai cuộc chiến tranh của đất nước là chống Pháp và chống Mỹ, có được cuộc sống như ngày hôm nay, chúng tôi phải trải qua bao nhiêu gian khổ, khó khăn, có cả nhưng cơn sóng ngầm đòi hỏi sự kiên trì, dũng cảm mới có thể vượt qua ...Tôi nghĩ, đó là cái giá để trả cho một cuộc đời".