Cục NTBD nói gì về ồn ào ca khúc “Nối vòng tay lớn”?

Google News

Nối vòng tay lớn, Ca dao mẹ, Huế - Sài Gòn - Hà Nội, Đêm thấy ta là thác đổ là 4 ca khúc không được cấp phép biểu diễn trong đêm nhạc ở Huế.

Theo dự kiến, đêm nhạc "Nối vòng tay lớn" diễn vào ngày 21/4 tại Huế sẽ có sự góp mặt Bảo Yến, Trịnh Vĩnh Trinh, Đức Tuấn, Tấn Sơn, Tịnh Uyên, nghệ sĩ Saxophone Trần Mạnh Tuấn - An Trần, nghệ sĩ piano Tuấn Mạnh, nhóm nhảy nghệ thuật do nghệ sĩ Alex Tú Nguyễn phụ trách. Ngoài ra, đêm nhạc còn có sự tham gia của các thầy cô và sinh viên của Trường Đại học Y dược Huế.
Tuy nhiên, đêm nhạc đến thời điểm này vẫn chưa được cấp phép vì có 4 ca khúc gồm: Nối vòng tay lớn, Ca dao mẹ, Huế - Sài Gòn – Hà Nội, Đêm thấy ta là thác đổ được nhạc sỹ Trịnh Công Sơn sáng tác trước năm 1975.
Xon xao ca khuc
 Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh: Vietnamnet.
Đại diện Sở VHHTT Huế cho biết đêm nhạc trên chỉ là chương trình sinh hoạt nội bộ trong trường Đại học Y dược Huế, không bán vé nên không phải xin phép mà chỉ thông báo để Sở nắm được thông tin. Tuy nhiên sau khi xem xét danh sách các bài hát dự định sẽ được biểu diễn trong đêm nhạc này, Sở nhận thấy có 4 bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác trước năm 1975 chưa được Cục NTBD cấp phép phổ biến. Vì vậy, Sở đã hướng dẫn trường liên hệ với Cục NTBD để xin cấp phép biểu diễn.
Phía gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất búc xúc trước những khó khăn vấp phải trước đêm nhạc tưởng nhớ 16 năm ngày mất của ông.
Ông Nguyễn Đăng Chương – Cục trưởng Cục NTBD được biết, Cục đã nhận được thông tin về đêm nhạc trên, và phía trường Đại học Y dược Huế cũng đã gửi hồ sơ xin cấp phép 1 ca khúc sáng tác trước năm 1975 của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là "Nối vòng tay lớn". Tuy nhiên, ông Nguyễn Đăng Chương cho biết hồ sơ trên thiếu sự xác nhận của chủ sở hữu hoặc người đại diện cho chủ sở hữu của tác phẩm xin cấp phép. Vì thế Cục chưa có đủ cơ sở pháp lý để cấp phép lưu hành ca khúc này.
Phía gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho rằng những bài này đã hát biết bao nhiêu năm nay rồi, các bài hát này vẫn được các nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu và ghi âm, ghi hình thành các sản phẩm âm nhạc và phát sóng trên các kênh truyền hình. Gần đây nhất, giấy phép biểu diễn đã được cấp ở TPHCM cho những bài này. Chắc chắn có sự nhầm lẫn.
Ông Nguyễn Đăng Chương cho biết, trước kia chưa có Nghị định 15 (Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 5/10/2012 của Chính phủ về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu) thì các Sở có thể chủ động cấp phép cho các ca khúc theo quy chế 32 và quy chế 47 về hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, sau khi Nghị định 15 ra đời, trong đó sửa đổi rất nhiều nội dung liên quan đến quyền tác giả thì việc cấp phép lưu hành các ca khúc đặc biệt chú trọng đến yếu tố phải có sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc người đại diện chủ sở hữu tác phẩm, vì vậy việc cấp phép các ca khúc quy về một mối là Cục NTBD.
Đại diện Cục NTBD xác nhận, đến thời điểm này, cả 4 ca khúc trên của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đều chưa có cá nhân hay đơn vị nào đứng ra xin cấp phép nên Cục chưa có cơ sở nào để cấp phép phổ biến rộng rãi các ca khúc này.
Theo T.Lê/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)