Sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời bảy tiếng đồng hồ, Nghiêm Gia Cam đảm nhận chức vụ “tổng thống”, đây là thời gian tiếp nhận chức vụ nhanh hiếm có trong lịch sử. Sau khi Nghiêm Gia Cam đảm nhận chức vụ “Tổng thống” đã ra lệnh: Linh cữu thi hài của Tưởng Giới Thạch đặt ở “Quốc phụ kỉ niệm quán”, cử 21 nhân viên thành lập ủy ban tổ chức tang lễ gồm có: Nghê Văn Á, Điền Quýnh Cẩm, Dương Lượng Công, Dư Tuấn Hiền, Trương Quần, Hà Ứng Khâm, Trần Lập Phu, Vương Vân Ngũ, Vu Bân, Từ Khánh Chung, Trình Ngạn Thái, Hoàng Thiếu Cốc, Cốc Chính Cương, Tiết Nhạc, Trương Bảo Thụ, Trần Khởi Thiên, Tôn Á Phu, Lâm Kim Sinh, Trầm Xương Hoán, Cao Khôi Nguyên, Lại Danh Thang.Đồng thời “Viện hành chính” tuyên bố, từ ngày 6/4, bắt đầu một tháng quốc tang, trong thời gian quốc tang ngừng các hoạt động giải trí, tiệc tùng (sau sửa thành từ ngày mùng 6 đến ngày 17/4). Quân nhân, giáo viên phải mặc áo tối màu, đồng thời phải đeo dải băng đen 2,5 thước. Thi hài của Tưởng Giới Thạch được đặt ở Quốc phụ kỉ niệm quán 5 ngày để nhân dân đến viếng. Vào hồi 2h sáng ngày 6/4, thi hài của Tưởng Giới Thạch từ biệt thự Sĩ Lâm được chuyển đến “Vinh Dân tổng viện”. Ngày hôm sau, đông đảo nhân dân đến viếng Tưởng Giới Thạch. Xung quanh lăng đường của Tưởng Giới Thạch có thắp 88 cây nến trắng, ở chính giữa có di ảnh lớn và những đồ dùng của ông ta. Phía trước linh cữu có 5 giá hình chữ thập được kết từ hoa cúc, giá chính giữa là của Tống Mỹ Linh, phía trên có dòng chữ “Tưởng Huynh Phu Quân”, phía dưới có dòng chữ “ Mỹ Linh kính vãn”. Ngày 9/4, linh cữu của Tưởng Giới Thạch được chuyển đến Quốc phụ kỉ niệm quán. Trước khi di chuyển linh cữu, Tưởng Kinh Quốc đích thân mặc quần áo cho cha, theo phong tục quê hương, mặc bảy quần, bảy áo lót bao gồm cả áo dài và mã quái. Còn có khăn bông, quần đen, giày da đen đặt cạnh thi thể. Trước ngực gắn các huân chương Đại Hồng Thái Ngọc, hai bên trái phải là huân chương Quốc Quang, huân chương Thanh Thiên Bách Nhật. Bốn bộ sách mà Tưởng Giới Thạch yêu thích là “Tam Dân chủ nghĩa”, “Thánh Kinh”, “Hoang Mạc Can Tuyền và “Đường Thi” cũng được Tống Mỹ Linh đặt vào trong linh cữu. Ngoài ra còn có mũ phớt, mũ nhỏ, găng tay, khăn tay, ba toong. Đây đều là những vật Tưởng Giới Thạch thường dùng vào những năm cuối đời. Sau khi mọi thứ được sắp xếp đầy đủ, thì linh cữu mới được chuyển từ “Vinh Dân tổng viện” đến Quốc phụ kỉ niệm quán. Khi di chuyển linh cữu, do Tưởng Kinh Quốc hết lần này đến lần khác “đau buồn quỳ xuống” trước linh cữu Tưởng Giới Thạch, đồng thời ảnh được đăng lên trên các báo, cho nên, thuộc hạ của ông ta cũng lần lượt làm theo, đem theo các thuộc hạ của mình quỳ ở lễ đường hoặc bên đường để tang Tưởng Giới Thạch. Để chứng minh Tưởng Giới Thạch được dân chúng Đài Loan yêu thương , “Trung ương nhật báo” đã đăng bức ảnh“chủ tịch chính quyền tỉnh” Tạ Đông Mẫn dẫn đầu thị trưởng các thành phố, các huyện quỳ khóc trước linh cữu Tưởng Giới Thạch. Từ ngày 9/4 trở đi, Nghiêm Gia Cam và toàn thể nhân viên trong ban tổ chức lễ tang lần lượt đứng trông thi thể của Tưởng Giới Thạch ở Quốc Phụ kỉ niệm quán. Ngày 16/4 là ngày đại liễm Tưởng Giới Thạch, nghi thức bắt đầu vào lúc 8h15 phút. 8h 8 phút 45 giây, linh cữu của Tưởng Giới Thạch được đặt vào quan tài bằng đồng dài bảy thước. Sau đó, 8 vị ủy viên thường vụ trung ương, nghị viên trung ương quốc dân gồm Trương Quần, Hà Ứng Khâm, Trần Lập Phu, Tiết Nhạc, Cốc Chính Cương, Hoàng Thiếu Cốc, Hoàng Kiệt, Tạ Đông Mẫn đặt cờ Thanh thiên bạch nhật lên trên linh cữu. Tiếp đó, Nghiêm Gia Cam và Từ Khánh Chung - Viện trưởng năm Viện, Phó Viện trưởng “Viện hành chính”, Vương Vân Ngũ - “Tư chính phủ Tổng thống”, Vu Bân - Phó chủ nhiêm “Ủy ban thiết kế quang phục đại lục” phủ lên trên linh cữu quốc kỳ đỏ thanh thiên bạch nhật. Sau đó, Nghiêm Gia Cam cung kính đọc điếu văn. Sau khi lễ tang kết thúc, vào ngày đại liễm của Tưởng Giới Thạch, chính quyền Đài Loan còn tiến hành nghi lễ theo Kito giáo. Mục sư Châu Liên Hóa làm lễ truy ân và lễ an linh cho Tưởng Giới Thạch. Sau đó, Châu Liên Hóa chỉ đạo việc đọc kinh chương thứ 23. Sau khi lễ truy ân kết thúc, thánh ca cất lên, bên ngoài Kỉ niệm quán bắn 21 phát pháo. Sau đó, linh cữu Tưởng Giới Thạch được nhân viên chấp phất hộ tống, được đặt lên xe đưa tang. Thân xe đưa linh cữu được trang trí bằng 20 vạn bông cúc vàng đậm, hai bên có treo bạch chấp, trước xe treo quốc huy thanh thiên bạch nhật, và giá chữ thập bằng hoa tươi. Đội xe đưa tang được 99 xe hiến binh dẫn đường, gồm có xe quốc kỳ, xe đảng kỳ, xe thống soái kỳ, xe chở đồ dùng của Tưởng Giới Thạch, xe chở huân chương, xe chở di ảnh. Phía sau đội xe là giá hình chữ thập lớn bằng hoa cúc mà Tống Mỹ Linh viếng Tưởng Giới Thạch cùng với gia thất. Hơn 2.000 nhân viên chấp phất từ từ đưa linh cữu của Tưởng Giới Thạch đến Từ Hồ. Theo báo cáo tại Đài Loan, trên đường di chuyển linh cữu của Tưởng Giới Thạch đến Từ Hồ, chính quyền đương cục huy động hàng vạn học sinh quỳ suốt dọc đường xe đi qua để “nghênh linh”. Đa số các ngành nghề đều tạm dừng hoạt động, các tòa nhà có màu sắc sặc sỡ đều phải sơn thành màu tối, các quảng cáo không hợp với không khí tang tóc cũng phải sửa đổi. Nhà nhà dọc đường đều phải treo vãn ngạch, những con đường chưa xây xong hoặc chưa được sửa chữa đều phải nhất loạt hoàn thành. Hôm đó, những thành viên trong ủy ban tổ chức tang lễ còn nghĩ ra “lộ tang”, ven đường sắp xếp các bàn thắp hương có đánh số, đồng thời quy định khi xe đưa linh cữu đi qua không cho phép những người quỳ đón linh cữu được ngước đầu nhìn trực diện. Ngoài ra yêu cầu dân chúng mặc niệm ba phút khi tiếng pháo vang lên. 13h10 phút chiều, lễ an linh kết thúc tại Từ Hồ. Linh cữu của Tưởng Giới Thạch được đặt tại linh đường ở giữa đại sảnh. Linh đường được làm từ đá hoa cương đen sáng bóng, dài 3,2 m, rộng 1,8 m, cao 1,43 m. Trên linh đường có khảm quốc huy thanh thiên bách nhật, xung quanh linh đài được kết hoa cúc. Phía đông chính sảnh vốn là phòng ngủ của Tưởng Giới Thạch, mọi thứ trong phòng đều được lưu giữ nguyên hiện trạng. Một chiếc bàn đọc sách màu cà phê dựa bên cửa sổ, trên bàn có chiếc điện thoại mà Tưởng Giới Thạch hay dùng, ống đựng bút và một chiếc bát màu trắng. Phía nam bàn sách là một chiếc ti vi đen trắng, còn kính và mũ lưỡi trai của Tưởng Giới Thạch đặt ở trước ti vi. Có một giá sách dựa tường ở phía bắc, trên giá có các loại sách mà Tưởng Giới Thạch từng đọc, còn có treo một bức tranh do Mỹ Linh vẽ. Trên bàn trà trong phòng ngủ đặt trang giấy có dòng chữ “Năng khuất, năng thân” do Tưởng Giới Thạch dùng bút bi đỏ viết. Sau khi lễ an linh kết thúc, Tưởng Kinh Quốc đọc lời cảm ơn tất cả nhân viên tham gia buổi đại liễm...
Sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời bảy tiếng đồng hồ, Nghiêm Gia Cam đảm nhận chức vụ “tổng thống”, đây là thời gian tiếp nhận chức vụ nhanh hiếm có trong lịch sử. Sau khi Nghiêm Gia Cam đảm nhận chức vụ “Tổng thống” đã ra lệnh: Linh cữu thi hài của Tưởng Giới Thạch đặt ở “Quốc phụ kỉ niệm quán”, cử 21 nhân viên thành lập ủy ban tổ chức tang lễ gồm có: Nghê Văn Á, Điền Quýnh Cẩm, Dương Lượng Công, Dư Tuấn Hiền, Trương Quần, Hà Ứng Khâm, Trần Lập Phu, Vương Vân Ngũ, Vu Bân, Từ Khánh Chung, Trình Ngạn Thái, Hoàng Thiếu Cốc, Cốc Chính Cương, Tiết Nhạc, Trương Bảo Thụ, Trần Khởi Thiên, Tôn Á Phu, Lâm Kim Sinh, Trầm Xương Hoán, Cao Khôi Nguyên, Lại Danh Thang.
Đồng thời “Viện hành chính” tuyên bố, từ ngày 6/4, bắt đầu một tháng quốc tang, trong thời gian quốc tang ngừng các hoạt động giải trí, tiệc tùng (sau sửa thành từ ngày mùng 6 đến ngày 17/4). Quân nhân, giáo viên phải mặc áo tối màu, đồng thời phải đeo dải băng đen 2,5 thước. Thi hài của Tưởng Giới Thạch được đặt ở Quốc phụ kỉ niệm quán 5 ngày để nhân dân đến viếng. Vào hồi 2h sáng ngày 6/4, thi hài của Tưởng Giới Thạch từ biệt thự Sĩ Lâm được chuyển đến “Vinh Dân tổng viện”. Ngày hôm sau, đông đảo nhân dân đến viếng Tưởng Giới Thạch.
Xung quanh lăng đường của Tưởng Giới Thạch có thắp 88 cây nến trắng, ở chính giữa có di ảnh lớn và những đồ dùng của ông ta. Phía trước linh cữu có 5 giá hình chữ thập được kết từ hoa cúc, giá chính giữa là của Tống Mỹ Linh, phía trên có dòng chữ “Tưởng Huynh Phu Quân”, phía dưới có dòng chữ “ Mỹ Linh kính vãn”. Ngày 9/4, linh cữu của Tưởng Giới Thạch được chuyển đến Quốc phụ kỉ niệm quán. Trước khi di chuyển linh cữu, Tưởng Kinh Quốc đích thân mặc quần áo cho cha, theo phong tục quê hương, mặc bảy quần, bảy áo lót bao gồm cả áo dài và mã quái. Còn có khăn bông, quần đen, giày da đen đặt cạnh thi thể. Trước ngực gắn các huân chương Đại Hồng Thái Ngọc, hai bên trái phải là huân chương Quốc Quang, huân chương Thanh Thiên Bách Nhật.
Bốn bộ sách mà Tưởng Giới Thạch yêu thích là “Tam Dân chủ nghĩa”, “Thánh Kinh”, “Hoang Mạc Can Tuyền và “Đường Thi” cũng được Tống Mỹ Linh đặt vào trong linh cữu. Ngoài ra còn có mũ phớt, mũ nhỏ, găng tay, khăn tay, ba toong. Đây đều là những vật Tưởng Giới Thạch thường dùng vào những năm cuối đời. Sau khi mọi thứ được sắp xếp đầy đủ, thì linh cữu mới được chuyển từ “Vinh Dân tổng viện” đến Quốc phụ kỉ niệm quán.
Khi di chuyển linh cữu, do Tưởng Kinh Quốc hết lần này đến lần khác “đau buồn quỳ xuống” trước linh cữu Tưởng Giới Thạch, đồng thời ảnh được đăng lên trên các báo, cho nên, thuộc hạ của ông ta cũng lần lượt làm theo, đem theo các thuộc hạ của mình quỳ ở lễ đường hoặc bên đường để tang Tưởng Giới Thạch.
Để chứng minh Tưởng Giới Thạch được dân chúng Đài Loan yêu thương , “Trung ương nhật báo” đã đăng bức ảnh“chủ tịch chính quyền tỉnh” Tạ Đông Mẫn dẫn đầu thị trưởng các thành phố, các huyện quỳ khóc trước linh cữu Tưởng Giới Thạch.
Từ ngày 9/4 trở đi, Nghiêm Gia Cam và toàn thể nhân viên trong ban tổ chức lễ tang lần lượt đứng trông thi thể của Tưởng Giới Thạch ở Quốc Phụ kỉ niệm quán. Ngày 16/4 là ngày đại liễm Tưởng Giới Thạch, nghi thức bắt đầu vào lúc 8h15 phút. 8h 8 phút 45 giây, linh cữu của Tưởng Giới Thạch được đặt vào quan tài bằng đồng dài bảy thước. Sau đó, 8 vị ủy viên thường vụ trung ương, nghị viên trung ương quốc dân gồm Trương Quần, Hà Ứng Khâm, Trần Lập Phu, Tiết Nhạc, Cốc Chính Cương, Hoàng Thiếu Cốc, Hoàng Kiệt, Tạ Đông Mẫn đặt cờ Thanh thiên bạch nhật lên trên linh cữu. Tiếp đó, Nghiêm Gia Cam và Từ Khánh Chung - Viện trưởng năm Viện, Phó Viện trưởng “Viện hành chính”, Vương Vân Ngũ - “Tư chính phủ Tổng thống”, Vu Bân - Phó chủ nhiêm “Ủy ban thiết kế quang phục đại lục” phủ lên trên linh cữu quốc kỳ đỏ thanh thiên bạch nhật. Sau đó, Nghiêm Gia Cam cung kính đọc điếu văn.
Sau khi lễ tang kết thúc, vào ngày đại liễm của Tưởng Giới Thạch, chính quyền Đài Loan còn tiến hành nghi lễ theo Kito giáo. Mục sư Châu Liên Hóa làm lễ truy ân và lễ an linh cho Tưởng Giới Thạch. Sau đó, Châu Liên Hóa chỉ đạo việc đọc kinh chương thứ 23. Sau khi lễ truy ân kết thúc, thánh ca cất lên, bên ngoài Kỉ niệm quán bắn 21 phát pháo. Sau đó, linh cữu Tưởng Giới Thạch được nhân viên chấp phất hộ tống, được đặt lên xe đưa tang.
Thân xe đưa linh cữu được trang trí bằng 20 vạn bông cúc vàng đậm, hai bên có treo bạch chấp, trước xe treo quốc huy thanh thiên bạch nhật, và giá chữ thập bằng hoa tươi. Đội xe đưa tang được 99 xe hiến binh dẫn đường, gồm có xe quốc kỳ, xe đảng kỳ, xe thống soái kỳ, xe chở đồ dùng của Tưởng Giới Thạch, xe chở huân chương, xe chở di ảnh. Phía sau đội xe là giá hình chữ thập lớn bằng hoa cúc mà Tống Mỹ Linh viếng Tưởng Giới Thạch cùng với gia thất. Hơn 2.000 nhân viên chấp phất từ từ đưa linh cữu của Tưởng Giới Thạch đến Từ Hồ.
Theo báo cáo tại Đài Loan, trên đường di chuyển linh cữu của Tưởng Giới Thạch đến Từ Hồ, chính quyền đương cục huy động hàng vạn học sinh quỳ suốt dọc đường xe đi qua để “nghênh linh”. Đa số các ngành nghề đều tạm dừng hoạt động, các tòa nhà có màu sắc sặc sỡ đều phải sơn thành màu tối, các quảng cáo không hợp với không khí tang tóc cũng phải sửa đổi. Nhà nhà dọc đường đều phải treo vãn ngạch, những con đường chưa xây xong hoặc chưa được sửa chữa đều phải nhất loạt hoàn thành. Hôm đó, những thành viên trong ủy ban tổ chức tang lễ còn nghĩ ra “lộ tang”, ven đường sắp xếp các bàn thắp hương có đánh số, đồng thời quy định khi xe đưa linh cữu đi qua không cho phép những người quỳ đón linh cữu được ngước đầu nhìn trực diện. Ngoài ra yêu cầu dân chúng mặc niệm ba phút khi tiếng pháo vang lên.
13h10 phút chiều, lễ an linh kết thúc tại Từ Hồ. Linh cữu của Tưởng Giới Thạch được đặt tại linh đường ở giữa đại sảnh. Linh đường được làm từ đá hoa cương đen sáng bóng, dài 3,2 m, rộng 1,8 m, cao 1,43 m. Trên linh đường có khảm quốc huy thanh thiên bách nhật, xung quanh linh đài được kết hoa cúc. Phía đông chính sảnh vốn là phòng ngủ của Tưởng Giới Thạch, mọi thứ trong phòng đều được lưu giữ nguyên hiện trạng. Một chiếc bàn đọc sách màu cà phê dựa bên cửa sổ, trên bàn có chiếc điện thoại mà Tưởng Giới Thạch hay dùng, ống đựng bút và một chiếc bát màu trắng. Phía nam bàn sách là một chiếc ti vi đen trắng, còn kính và mũ lưỡi trai của Tưởng Giới Thạch đặt ở trước ti vi. Có một giá sách dựa tường ở phía bắc, trên giá có các loại sách mà Tưởng Giới Thạch từng đọc, còn có treo một bức tranh do Mỹ Linh vẽ. Trên bàn trà trong phòng ngủ đặt trang giấy có dòng chữ “Năng khuất, năng thân” do Tưởng Giới Thạch dùng bút bi đỏ viết. Sau khi lễ an linh kết thúc, Tưởng Kinh Quốc đọc lời cảm ơn tất cả nhân viên tham gia buổi đại liễm...