Ngày 5/4/1975, cựu Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng Giới Thạch đã trút hơi thở cuối cùng tại Đài Bắc, hưởng thọ 89 tuổi. Theo thông báo của Cục tin tức Chính phủ Đài Loan thời bấy giờ, sẽ tiến hành “quốc tang” trong thời gian một tháng kể từ ngày 6/4. Ảnh: Di hài Tưởng Giới Thạch. Thi thể của Tưởng Giới Thạch được quàn trong nhà tang lễ thành phố Đài Bắc 5 ngày để người dân đến viếng. Ảnh: Di hài Tưởng Giới Thạch.
Theo những tài liệu đã công bố, 88 cây nến trắng đã được thắp xung quanh quan tài Tưởng Giới Thạch. Thêm vào đó là 5 cây thánh giá theo nghi lễ của đạo Cơ đốc được bày ở chính giữa phòng tang lễ. Ảnh: Linh đường.
Chi tiết này cần phải giải thích thêm rằng, vào năm 1927, khi chính thức kết hôn với Tống Mỹ Linh, họ Tưởng đã từ bỏ đạo Phật và theo đạo Cơ đốc, vì vậy, trong đám tang của ông ta có sự xuất hiện của 5 cây thánh giá như đã miêu tả. Ảnh: Tống Mỹ Linh được Tưởng Kinh Quốc, Tưởng Vĩ Quốc dìu hai bên trong đám tang Tưởng Giới Thạch.
Trong quan tài của Tưởng Giới Thạch còn có những huy chương ghi dấu những năm tháng binh nghiệp của ông ta. Nhưng chi tiết thú vị và kỳ lạ nhất xuất hiện trong quan tài của họ Tưởng có lẽ là bốn quyển sách được đích thân Tống Mỹ Linh đặt vào. Đó là một quyển Kinh thánh, cuốn “Chủ nghĩa tam dân" của Tôn Trung Sơn, một quyển "Thơ Đường" và cuốn sách mang tên "Suối trong sa mạc". Ảnh: Tống Mỹ Linh được Tưởng Kinh Quốc, Tưởng Vĩ Quốc dìu hai bên trong đám tang Tưởng Giới Thạch.
Đám tang Tưởng Giới Thạch sở dĩ được người thời đó cho là “vô tiền khoáng hậu” cũng bởi những chi tiết lạ kỳ diễn ra. Không ít những tờ báo Đài Loan thời bấy giờ đăng tải đồng loạt hình ảnh một số nhân vật trong chính quyền quỳ sụp dưới di ảnh của Tưởng Giới Thạch như quỳ trước một vị quốc phụ. Các tài liệu tiết lộ, đây là màn dàn dựng của Tưởng Kinh Quốc với dụng ý minh chứng rằng nhân dân Đài Loan hoàn toàn ủng hộ Tưởng Giới Thạch.
Lễ an táng Tưởng Giới Thạch diễn ra vào ngày 16/4/1975. Sau khi 21 phát đại bác được bắn theo nghi thức quốc tang, quan tài của Tưởng được đưa lên xe tang và diễu qua những con phố lớn của Đài Bắc. Được biết, trước đó, chính quyền Đài Loan đã phát động hàng nghìn sinh viên và học sinh quỳ rạp trên đường khi xe tang đi qua và không được ngẩng đầu lên nhìn trực diện.
Thậm chí, những tấm biển quảng cáo có màu sắc rực rỡ cũng được gỡ xuống, những ngôi nhà có xe tang đi qua thì được sơn lại cho phù hợp với không khí tang tóc bao trùm. Một “con đường tang tóc” cũng được lập ra. Rất nhiều loại bàn thờ cũng được đặt ở những tuyến đường mà xe tang đi qua.
20 vạn bông cúc vàng đã được kết trước xe tang Tưởng Giới Thạch. Hai bên xe có thêm nhiều khăn trắng. Quốc huy màu xanh và cây thập tự Cơ đốc giáo cũng được treo phía trước xe.
Độ hoành tráng của tang lễ còn được thể hiện ở sự diễu hành rầm rộ của 99 xe quân sự mang theo quốc kỳ, cờ đảng, ảnh của Tưởng Giới Thạch.... Hơn 2000 người thuộc chính quyền, quân đội và một số bạn bè quốc tế... đã theo sau xe tang.
Ngày 5/4/1975, cựu Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng Giới Thạch đã trút hơi thở cuối cùng tại Đài Bắc, hưởng thọ 89 tuổi. Theo thông báo của Cục tin tức Chính phủ Đài Loan thời bấy giờ, sẽ tiến hành “quốc tang” trong thời gian một tháng kể từ ngày 6/4. Ảnh: Di hài Tưởng Giới Thạch.
Thi thể của Tưởng Giới Thạch được quàn trong nhà tang lễ thành phố Đài Bắc 5 ngày để người dân đến viếng. Ảnh: Di hài Tưởng Giới Thạch.
Theo những tài liệu đã công bố, 88 cây nến trắng đã được thắp xung quanh quan tài Tưởng Giới Thạch. Thêm vào đó là 5 cây thánh giá theo nghi lễ của đạo Cơ đốc được bày ở chính giữa phòng tang lễ. Ảnh: Linh đường.
Chi tiết này cần phải giải thích thêm rằng, vào năm 1927, khi chính thức kết hôn với Tống Mỹ Linh, họ Tưởng đã từ bỏ đạo Phật và theo đạo Cơ đốc, vì vậy, trong đám tang của ông ta có sự xuất hiện của 5 cây thánh giá như đã miêu tả. Ảnh: Tống Mỹ Linh được Tưởng Kinh Quốc, Tưởng Vĩ Quốc dìu hai bên trong đám tang Tưởng Giới Thạch.
Trong quan tài của Tưởng Giới Thạch còn có những huy chương ghi dấu những năm tháng binh nghiệp của ông ta. Nhưng chi tiết thú vị và kỳ lạ nhất xuất hiện trong quan tài của họ Tưởng có lẽ là bốn quyển sách được đích thân Tống Mỹ Linh đặt vào. Đó là một quyển Kinh thánh, cuốn “Chủ nghĩa tam dân" của Tôn Trung Sơn, một quyển "Thơ Đường" và cuốn sách mang tên "Suối trong sa mạc". Ảnh: Tống Mỹ Linh được Tưởng Kinh Quốc, Tưởng Vĩ Quốc dìu hai bên trong đám tang Tưởng Giới Thạch.
Đám tang Tưởng Giới Thạch sở dĩ được người thời đó cho là “vô tiền khoáng hậu” cũng bởi những chi tiết lạ kỳ diễn ra. Không ít những tờ báo Đài Loan thời bấy giờ đăng tải đồng loạt hình ảnh một số nhân vật trong chính quyền quỳ sụp dưới di ảnh của Tưởng Giới Thạch như quỳ trước một vị quốc phụ. Các tài liệu tiết lộ, đây là màn dàn dựng của Tưởng Kinh Quốc với dụng ý minh chứng rằng nhân dân Đài Loan hoàn toàn ủng hộ Tưởng Giới Thạch.
Lễ an táng Tưởng Giới Thạch diễn ra vào ngày 16/4/1975. Sau khi 21 phát đại bác được bắn theo nghi thức quốc tang, quan tài của Tưởng được đưa lên xe tang và diễu qua những con phố lớn của Đài Bắc. Được biết, trước đó, chính quyền Đài Loan đã phát động hàng nghìn sinh viên và học sinh quỳ rạp trên đường khi xe tang đi qua và không được ngẩng đầu lên nhìn trực diện.
Thậm chí, những tấm biển quảng cáo có màu sắc rực rỡ cũng được gỡ xuống, những ngôi nhà có xe tang đi qua thì được sơn lại cho phù hợp với không khí tang tóc bao trùm. Một “con đường tang tóc” cũng được lập ra. Rất nhiều loại bàn thờ cũng được đặt ở những tuyến đường mà xe tang đi qua.
20 vạn bông cúc vàng đã được kết trước xe tang Tưởng Giới Thạch. Hai bên xe có thêm nhiều khăn trắng. Quốc huy màu xanh và cây thập tự Cơ đốc giáo cũng được treo phía trước xe.
Độ hoành tráng của tang lễ còn được thể hiện ở sự diễu hành rầm rộ của 99 xe quân sự mang theo quốc kỳ, cờ đảng, ảnh của Tưởng Giới Thạch.... Hơn 2000 người thuộc chính quyền, quân đội và một số bạn bè quốc tế... đã theo sau xe tang.