Danh xưng Gia Định có tự bao giờ?
Theo nguồn tư liệu, năm 1779, chúa Nguyễn Phúc Ánh đã chia miền Nam làm thành trấn Hà Tiên và 4 dinh (Trấn Biên, Phiên Trấn, Trường Đòn và Long Hồ) nằm trong sự quản lý của phủ Gia Định. Đến năm 1790 trước khi lên ngôi, chúa Nguyễn đã chọn Sài Gòn làm kinh đô với tên gọi đầu tiên là Gia Định Kinh. Tên gọi này tồn tại 11 năm, đến năm 1801, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã dời đô về Phú Xuân (Huế).
Đến năm 1802, phủ Gia Định được đổi tên thành trấn Gia Định, các dinh được đổi thành các trấn (Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên). Năm 1808, sau khi thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ, vua Gia Long lại chia 4 dinh thành 25 trấn và đồng thời chia cả nước làm 2 miền là miền Bắc và miền Nam. Cùng với đó trấn Gia Định được đổi thành Gia Định thành. Gia Định thành cai quản 5 trấn gồm: Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định Tường và An Giang.
|
Đến năm 1802, Kinh đô triều Nguyễn mới được dời về Phú Xuân - Huế |
Đến năm 1832, thời vua Minh Mạng thứ 13, triều đình nhà Nguyễn đã chia miền Nam ra làm 6 tỉnh, gọi là Nam Kỳ Lục Tỉnh gồm: Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. 6 tỉnh này là đơn vị hành chính dưới sự quản lí của triều đình phong kiến. Điều đó đồng nghĩa với việc, đơn vị hành chính Gia Định bị thay thế.
|
Hiện nay, những uẩn khúc xung quanh mâu thuẩn của vua Ming Mạng với Lê Văn Duyệt vẫn nhiều bí ẩn. |
6 tỉnh Nam Kỳ này do Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt quản lý thành trong 2 thời kỳ: 1812-1815 ( triều vua Gia Long) và 1820-1832 ( triều vua Minh Mạng). Tuy nhiên sau một thời gian giữ chức, giữa Lê Văn Duyệt và vua Minh Mạng xảy ra mâu thuẩn. Nhưng do Lê Văn Duyệt có uy tín lớn trong triều và cũng vì quyền lợi cho đất nước nên vua Minh Mạng đã “dĩ hòa vi quý”.
Vì sao tỉnh Phiên An được đổi tên thành tỉnh Gia Định?
Theo Đại Nam Thực Lục của quốc sử quán Triều Nguyễn ghi lại, từ khi con nuôi của Lê Văn Duyệt nổi loạn chiếm thành Phiên An vào năm, vua Minh Mạng thường xuyên ban trách Lê Văn Duyệt (dù ông đã mất). Sau khi bình loạn thành Phiên An thành công, Lê Văn Khôi (con nuôi của Lê Văn Duyệt) bị triều đình đàn áp dã man. Cũng từ đó những mâu thuẫn thời Lê Văn Duyệt còn sống với vua Minh Mạng được phơi bày. Mang mối tư thù với Lê Văn Duyệt ấp ủ từ lâu, vua Minh Mạng đã kết tội Lê Văn Duyệt bằng việc cuốc bằng và phá mộ Lê Văn Duyệt. Đồng thời giáng 8 chữ “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ” (Chỗ hoạn quan lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu tội chết). Cũng sau biến cố thành Phiên An bạo loạn bị dập tắt, vào mùa xuân 1833 vua Minh Mạng ra chiếu dụ đổi tên tỉnh Phiên An thành Gia Định.
|
Một góc Sài Gòn - Gia Định xưa. |
Sách Đại Nam Thực Lục chép về nguyên do tỉnh Phiên An đổi thanh Gia Định như sau: “Tên gọi của một vùng đất nên đặt vào mùa xuân. Mùa của những nảy nở an lành. Nguyên 6 tỉnh Nam Kỳ, đều gọi cung là Gia Định. Đó là do vua Gia Long ta, đặt ơn ban cho tên tốt ấy. Từ khi nổi lên ở miền Đông thổ đến giờ, nhân dân sở tại từ lâu được yên trong cảnh vô sự. Năm ngoái, chia đặt tỉnh hạt, nhân đó đổi trấn Phiên An làm tỉnh Phiên An. Gần đây nghịch Khôi giữ thành làm phản, dần đã dẹp yên, nên đổi lại Gia Định để lấy lại cái tên tốt ấy, khiến cho nhân dân thuộc tỉnh từ đây về sau, đều được hưởng phúc thái bình lâu dài”.
Như vậy có thể khẳng định rằng việc vua Minh Mạng đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định vào mùa xuân năm 1833 có gốc gác là mối thâm thù của nhà vua với người cha của Lê Văn Khôi là Lê Văn Duyệt. Và cho đến nay, đó là mâu thuẩn mang nhiều uẩn khúc nhất trong lịch sử nước nhà.