Trương Tấn Bửu (1752-1827) có tên khác là Trương Tấn Long là một danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Ánh. Ông được phong tước Long Vân Hầu và được người đương thời liệt vào Ngũ hổ tướng Gia Định.Ông sinh ở làng Hưng Lễ, tổng Bảo Phước, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Thời trai trẻ, Trương Tấn Bửu đã nổi tiếng là người tuấn tú, có sức mạnh vô song, dám đương đầu với cọp. Lăng mộ của ông hiện tọa lạc tại số 41 Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Kiến trúc lăng mộ của Trương Tấn Bửu được xây bằng hợp chất kết hợp với gạch có kích thước 40 x 14 x 7cm. Ở một đầu của các viên gạch này có in chìm một dấu hình chữ nhật, hay những ký hiệu in chìm dạng hoa/sao. Cửa lăng kích thước rộng 2,7m được cấu tạo bởi hai trụ cổng hình vuông trên đỉnh đắp nổi hình búp sen. Hai trụ cổng được gắn liền với tường thành ngoài có chiều cao là 1,2m; dày tường 0,52m.
Cửa/cổng mộ dạng nhà hai mái, giả lợp ngói ống – âm dương, cấu tạo kiểu vòm, kích thước cao 2m, rộng 1,7m; tổng thể kiến trúc cửa mộ cao 4,06m, rộng 3,65m.
Trên phần đầu đao mái ngói được trang trí hình ảnh cá hóa long chầu nguyệt nhưng hiện nay thì bị hư hỏng gần hết chỉ còn vài vết tích có thể nhận ra được. Hình tượng trang trí hai bên đầu phần mái bị hư hỏng nhiều. Phần mái được trang trí rất tinh xảo dù đã bị thời gian bào mòn nhưng vẫn nhận ra được những chi tiết tinh xảo còn lại như đấu hoa thị trên dìm mái. Ở mặt trước cổng mộ được đắp nổi hình ảnh dơi ngậm án thư tượng trưng cho sự trường thọ của người xưa.
Vòng tường thành trong của mộ trước đây ở 4 góc trụ đều được trang trí 4 con nghê đá rất đẹp và uy nghi nhưng do tác động của thời gian đã bị hư hỏng và không còn dấu tích.
Tiếp theo là khu vực mộ với tổng thể kích thước dài 13m, rộng 8,6m, được đặt theo trục dọc các bộ phận như sau: Nhang án/bệ thờ kích thước dài 1,08m, rộng 0,54m, cao 0,82m.
Tiếp đến là “Long sàng” có hình dạng sập chân quỳ, kích thước dài 2,03m, rộng 1,56m, cao 0,63m (sau long sàng là bia mộ được làm về sau, trên đó khắc chữ Quốc ngữ).
Sau bia mộ là nấm mộ một tẩm điện có dạng nhà hai chạy dọc, kích thước dài 3,33m, rộng 2,10m, cao 2,20m có kiến trúc gần giống như mộ của vua Gia Long tại Huế.
Dù mộ làm bằng hợp chất nhưng cũng bị ảnh hưởng và bào mòn bởi thời tiết, nên phần phía sau mộ bị bong, tróc nhiều.
Bình phong hậu kết hợp với tường thành cuối mộ và các trụ biểu kết thúc kiến trúc lăng mộ. Phần trung tâm của bình phong hậu tạo thành các ô hộc, chính giữa đắp nổi phù điêu, đã bị bong tróc rất nhiều. Hai bên ô hộc trung tâm của bình phong chạm khắc hai câu đối chữ Hán mà các nhà nghiên cứu đọc là: “Danh lưu yên các viễn. Tích nhận thạch môn cao” (Tạm dịch: Danh thơm mãi còn nơi gác mây xa xa. Dấu tích vẫn in nơi cửa đá cao cao).
Trương Tấn Bửu (1752-1827) có tên khác là Trương Tấn Long là một danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Ánh. Ông được phong tước Long Vân Hầu và được người đương thời liệt vào Ngũ hổ tướng Gia Định.
Ông sinh ở làng Hưng Lễ, tổng Bảo Phước, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Thời trai trẻ, Trương Tấn Bửu đã nổi tiếng là người tuấn tú, có sức mạnh vô song, dám đương đầu với cọp. Lăng mộ của ông hiện tọa lạc tại số 41 Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
Kiến trúc lăng mộ của Trương Tấn Bửu được xây bằng hợp chất kết hợp với gạch có kích thước 40 x 14 x 7cm. Ở một đầu của các viên gạch này có in chìm một dấu hình chữ nhật, hay những ký hiệu in chìm dạng hoa/sao. Cửa lăng kích thước rộng 2,7m được cấu tạo bởi hai trụ cổng hình vuông trên đỉnh đắp nổi hình búp sen. Hai trụ cổng được gắn liền với tường thành ngoài có chiều cao là 1,2m; dày tường 0,52m.
Cửa/cổng mộ dạng nhà hai mái, giả lợp ngói ống – âm dương, cấu tạo kiểu vòm, kích thước cao 2m, rộng 1,7m; tổng thể kiến trúc cửa mộ cao 4,06m, rộng 3,65m.
Trên phần đầu đao mái ngói được trang trí hình ảnh cá hóa long chầu nguyệt nhưng hiện nay thì bị hư hỏng gần hết chỉ còn vài vết tích có thể nhận ra được.
Hình tượng trang trí hai bên đầu phần mái bị hư hỏng nhiều.
Phần mái được trang trí rất tinh xảo dù đã bị thời gian bào mòn nhưng vẫn nhận ra được những chi tiết tinh xảo còn lại như đấu hoa thị trên dìm mái.
Ở mặt trước cổng mộ được đắp nổi hình ảnh dơi ngậm án thư tượng trưng cho sự trường thọ của người xưa.
Vòng tường thành trong của mộ trước đây ở 4 góc trụ đều được trang trí 4 con nghê đá rất đẹp và uy nghi nhưng do tác động của thời gian đã bị hư hỏng và không còn dấu tích.
Tiếp theo là khu vực mộ với tổng thể kích thước dài 13m, rộng 8,6m, được đặt theo trục dọc các bộ phận như sau: Nhang án/bệ thờ kích thước dài 1,08m, rộng 0,54m, cao 0,82m.
Tiếp đến là “Long sàng” có hình dạng sập chân quỳ, kích thước dài 2,03m, rộng 1,56m, cao 0,63m (sau long sàng là bia mộ được làm về sau, trên đó khắc chữ Quốc ngữ).
Sau bia mộ là nấm mộ một tẩm điện có dạng nhà hai chạy dọc, kích thước dài 3,33m, rộng 2,10m, cao 2,20m có kiến trúc gần giống như mộ của vua Gia Long tại
Huế.
Dù mộ làm bằng hợp chất nhưng cũng bị ảnh hưởng và bào mòn bởi thời tiết, nên phần phía sau mộ bị bong, tróc nhiều.
Bình phong hậu kết hợp với tường thành cuối mộ và các trụ biểu kết thúc kiến trúc lăng mộ. Phần trung tâm của bình phong hậu tạo thành các ô hộc, chính giữa đắp nổi phù điêu, đã bị bong tróc rất nhiều.
Hai bên ô hộc trung tâm của bình phong chạm khắc hai câu đối chữ Hán mà các nhà nghiên cứu đọc là: “Danh lưu yên các viễn. Tích nhận thạch môn cao” (Tạm dịch: Danh thơm mãi còn nơi gác mây xa xa. Dấu tích vẫn in nơi cửa đá cao cao).