Rái cá là loài động vật có vú thuộc họ chồn, sống gần nước, cư trú tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Ít ai biết rằng đây là một loài vật có vị trí khá đặc biệt trong tín ngưỡng của người Việt khắp ba miền. Ảnh: Rái cá trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Tục thờ rái cá ở Việt Nam có nguồn gốc từ lâu đời, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tại miền Bắc, ngư dân các làng ven biển ở Ninh Bình thờ rái cá với danh xưng “Lang Thát Đại Tướng Quân”. Việc thờ phụng này gắn với truyền thuyết vua Đinh Tiên Hoàng có cha là rái cá.Ở miền Trung, quyển Ngọc Thu cổ tích (thần phả làng Ngọc Thu) ghi lại chuyện rái cá có công canh giữ thi hài Đại Càn thánh nương (Thái hậu nhà Tống bị chết trên biển) lúc bà tấp vào cửa Càn ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Điều này khiến dân địa phương thấy linh dị nên chôn cất và lập miếu thờ.Tục thờ rái cá phổ biến hơn cả ở Nam Bộ, với nhiều ngôi đình làng phong thần cho loài vật này. Tại mảnh đất phương Nam, việc thờ phụng rái cá gắn với truyền thuyết về cuộc bôn đào của chúa Nguyễn Ánh dưới sự truy lùng gắt gao của quân Tây Sơn.Theo giai thoại, một hôm Nguyễn Ánh thất trận bị quân Tây Sơn truy đuổi, phải chạy bộ dọc ven biển. Khi chạy đến kiệt sức, chúa Nguyễn chỉ còn biết cầu khấn thần linh phù trợ. Sau đó, chúa cùng đoàn tùy tùng ngồi xuống bãi biển phó mặc cho số phận.Chờ cả buổi không thấy động tĩnh gì, tất cả vui mừng vì đã thoát nạn. Chúa Nguyên quay lại xem vì sao quân Tây Sơn không đuổi theo thì thấy dấu chân rái cá đã quần nát một vùng, làm mất hẳn dấu chân mình. Thấy chúa Nguyễn, đám rái cá từ dưới biển chạy tới như chào mừng.Để đáp lại công ơn của bầy rái cá, chúa Nguyễn Ánh ngay lập tức đã sắc phong cho chúng là “Lang Lại đại tướng quân” Lạ lùng thay, đám rái cá như hiểu được tiếng người, tỏ vẻ mừng rỡ, nhảy nhót ăn mừng một hồi lâu rồi lại lặn xuống biển.Theo một giai thoại khác thì một lần thuyền chúa Nguyễn trong rạch sắp ra đến vịnh Thái Lan, bỗng có hai con rái cá bay ngang chặn mũi thuyền lại. Cho rằng đây là điềm báo không hay, chúa cho thuyền quay lại, nhưng không còn kịp nữa.Đội thuyền chiến của quân Tây Sơn từ đâu xông tới. Đoàn thủy binh của Nguyễn Ánh yếu thế, xem chừng sẽ bị xóa sổ. May sao trời nổi giông tố dữ dội, chúa Nguyễn nhờ đó thoát nạn. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã sắc phong cho hai chú rái cá ngày nào là “Lang Thát nhị đại tướng quân”.Theo thời gian, từ các giai thoại của nhà Nguyễn, tín ngưỡng thờ rái cá đã đi vào trong tâm thức dân gian, và rái cá trở thành vị phúc thần phù hộ cho người làm nghề chài lưới. Với người đi khai hoang mở cõi, nơi nào rái cá trú ngụ thì nơi đó là đất lành, có thể sinh sống lâu dài...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Rái cá là loài động vật có vú thuộc họ chồn, sống gần nước, cư trú tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Ít ai biết rằng đây là một loài vật có vị trí khá đặc biệt trong tín ngưỡng của người Việt khắp ba miền. Ảnh: Rái cá trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Tục thờ rái cá ở Việt Nam có nguồn gốc từ lâu đời, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tại miền Bắc, ngư dân các làng ven biển ở Ninh Bình thờ rái cá với danh xưng “Lang Thát Đại Tướng Quân”. Việc thờ phụng này gắn với truyền thuyết vua Đinh Tiên Hoàng có cha là rái cá.
Ở miền Trung, quyển Ngọc Thu cổ tích (thần phả làng Ngọc Thu) ghi lại chuyện rái cá có công canh giữ thi hài Đại Càn thánh nương (Thái hậu nhà Tống bị chết trên biển) lúc bà tấp vào cửa Càn ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Điều này khiến dân địa phương thấy linh dị nên chôn cất và lập miếu thờ.
Tục thờ rái cá phổ biến hơn cả ở Nam Bộ, với nhiều ngôi đình làng phong thần cho loài vật này. Tại mảnh đất phương Nam, việc thờ phụng rái cá gắn với truyền thuyết về cuộc bôn đào của chúa Nguyễn Ánh dưới sự truy lùng gắt gao của quân Tây Sơn.
Theo giai thoại, một hôm Nguyễn Ánh thất trận bị quân Tây Sơn truy đuổi, phải chạy bộ dọc ven biển. Khi chạy đến kiệt sức, chúa Nguyễn chỉ còn biết cầu khấn thần linh phù trợ. Sau đó, chúa cùng đoàn tùy tùng ngồi xuống bãi biển phó mặc cho số phận.
Chờ cả buổi không thấy động tĩnh gì, tất cả vui mừng vì đã thoát nạn. Chúa Nguyên quay lại xem vì sao quân Tây Sơn không đuổi theo thì thấy dấu chân rái cá đã quần nát một vùng, làm mất hẳn dấu chân mình. Thấy chúa Nguyễn, đám rái cá từ dưới biển chạy tới như chào mừng.
Để đáp lại công ơn của bầy rái cá, chúa Nguyễn Ánh ngay lập tức đã sắc phong cho chúng là “Lang Lại đại tướng quân” Lạ lùng thay, đám rái cá như hiểu được tiếng người, tỏ vẻ mừng rỡ, nhảy nhót ăn mừng một hồi lâu rồi lại lặn xuống biển.
Theo một giai thoại khác thì một lần thuyền chúa Nguyễn trong rạch sắp ra đến vịnh Thái Lan, bỗng có hai con rái cá bay ngang chặn mũi thuyền lại. Cho rằng đây là điềm báo không hay, chúa cho thuyền quay lại, nhưng không còn kịp nữa.
Đội thuyền chiến của quân Tây Sơn từ đâu xông tới. Đoàn thủy binh của Nguyễn Ánh yếu thế, xem chừng sẽ bị xóa sổ. May sao trời nổi giông tố dữ dội, chúa Nguyễn nhờ đó thoát nạn. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã sắc phong cho hai chú rái cá ngày nào là “Lang Thát nhị đại tướng quân”.
Theo thời gian, từ các giai thoại của nhà Nguyễn, tín ngưỡng thờ rái cá đã đi vào trong tâm thức dân gian, và rái cá trở thành vị phúc thần phù hộ cho người làm nghề chài lưới. Với người đi khai hoang mở cõi, nơi nào rái cá trú ngụ thì nơi đó là đất lành, có thể sinh sống lâu dài...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.