Trong văn hóa của người Chăm cổ có một nét tín ngưỡng rất đặc sắc, đó là tục thờ Linga và Yoni (cơ quan sinh sản của nam và nữ). Ảnh: Một bộ Linga - Yoni ở Thánh địa Mỹ Sơn.Theo các nhà nghiên cứu, tục thờ Linga và Yoni có nguồn gốc từ cộng đồng người sống ở vùng lưu vực sông Ấn thời cổ đại. Tín ngưỡng của họ gắn liền với thần thoại về thần mẹ và sự thờ cúng âm lực, coi sinh thực khí là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo. Ảnh: Cột Linga ở Mỹ Sơn.Khi Ấn Độ giáo ra đời, theo thần thoại về Siva, vị thần này hình thành như một cột lửa hình dương vật. Sau này, con người đã biểu tượng hóa bộ phận sinh dục nam – nữ để thờ thần Siva, trong đó Linga là biểu hiện đặc tính dương, Yoni là biểu hiện đặc tính âm của thần. Ảnh: Bệ Yoni ở Mỹ Sơn.Dạng Linga kết hợp với Yoni hay còn gọi là Linga - Yoni được coi là biểu tượng sự sáng tạo của thần Siva. Ở dạng này, thần Siva còn được gọi là “Thần giấc ngủ”. Ảnh: Bảo vật quốc gia Đài thờ Trà Kiệu (BT Điêu khắc Chăm Đà Nẵng) với hình tượng Linga - Yoni ở phần trên.Linga, Yoni được tôn thờ khá phổ biến ở các nước chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, trong đó có Chăm Pa lúc bấy giờ. Vì vậy Linga –Yoni thường được thờ trong tháp Chăm, biểu tượng cho thần Siva và sự sinh sôi, phát triển. Ảnh: Tháp Chiên Đàn (Điện Bàn, Quảng Nam) mang hình dáng của một linga.Trong văn hóa Chăm, Linga và Yoni số lượng lớn, hình dáng và kích thước rất phong phú, với những đặc điểm riêng. Nét đặc trưng là trên đầu Linga thường hơi bằng, trừ số rất ít có hình vòng cầu hoặc hình chóp. Ảnh: Linga bằng đá được thờ tại tháp Chiên Đàn.Linga Chăm Pa có ba loại cơ bản. Loại một chỉ là một khối vuông. Loại hai có hai phần, phần trên là khối trụ tròn, phần dưới là khối bát giác hoặc vuông. Loại thứ ba gồm có ba phần: trụ tròn - bát giác- vuông. Ảnh: Đài thờ Uroja-Linga (bệ thờ linga có bầu ngực phụ nữ xung quanh) bằng bạc, thế kỷ 11-12, BT lịch sử Quốc gia Việt Nam.Hình tượng Yoni trong điêu khắc Chăm cũng rất đa dạng, có các loại hình chính như loại khối hình chữ nhật hoặc gần khối vuông, loại hình khối tròn, được trang trí xung quanh hình cánh sen và đặc biệt Yoni loại khối tròn nhưng xung quanh lại trang trí hình ngực phụ nữ. Ảnh: Đài thờ Uroja-Linga bằng bạc, niên đại thế kỷ 12, BT lịch sử Quốc gia Việt Nam.Như vậy Linga và Yoni trong điêu khắc Chămpa rất đa dạng loại hình và có thể được hàm ý mang nhiều ý nghĩa khác nhau, không đơn thuần là biểu tượng của thần Siva. Ảnh: Kosa linga (vỏ kim loại dùng để bao bọc bên ngoài tượng linga) bằng vàng, thế kỷ 12-13, BT lịch sử Quốc gia Việt Nam.Thông thường Linga và Yoni kết hợp với nhau tạo thành một chỉnh thể gọi chung là Linga-Yoni, với mỗi bệ Yoni được đặt một Linga phía trên. Nhưng trong điêu khắc Chăm cũng có trường hợp một Yoni đặt nhiều Linga, và đặc biệt hơn nữa là Linga được thay bằng hình người (hay thần). Ảnh: Một bộ Linga - Yoni ở BT Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.Có thể nói, tục thờ cúng Linga và Yoni phản ánh thế giới văn hoá tín ngưỡng đặc sắc của người Chăm xưa. Đó là thế giới của thần linh, của sự mong ước sinh sôi nảy nở, hoà hợp âm dương, của năng lực sáng tạo và cũng là hiện thân của đấng bảo hộ cho các triều vua Chăm Pa... Ảnh: Đài thờ Linga - Yoni, thế kỷ 14-15, BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam: Di sản nhân loại. Nguồn: VTC1.
Trong văn hóa của người Chăm cổ có một nét tín ngưỡng rất đặc sắc, đó là tục thờ Linga và Yoni (cơ quan sinh sản của nam và nữ). Ảnh: Một bộ Linga - Yoni ở Thánh địa Mỹ Sơn.
Theo các nhà nghiên cứu, tục thờ Linga và Yoni có nguồn gốc từ cộng đồng người sống ở vùng lưu vực sông Ấn thời cổ đại. Tín ngưỡng của họ gắn liền với thần thoại về thần mẹ và sự thờ cúng âm lực, coi sinh thực khí là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo. Ảnh: Cột Linga ở Mỹ Sơn.
Khi Ấn Độ giáo ra đời, theo thần thoại về Siva, vị thần này hình thành như một cột lửa hình dương vật. Sau này, con người đã biểu tượng hóa bộ phận sinh dục nam – nữ để thờ thần Siva, trong đó Linga là biểu hiện đặc tính dương, Yoni là biểu hiện đặc tính âm của thần. Ảnh: Bệ Yoni ở Mỹ Sơn.
Dạng Linga kết hợp với Yoni hay còn gọi là Linga - Yoni được coi là biểu tượng sự sáng tạo của thần Siva. Ở dạng này, thần Siva còn được gọi là “Thần giấc ngủ”. Ảnh: Bảo vật quốc gia Đài thờ Trà Kiệu (BT Điêu khắc Chăm Đà Nẵng) với hình tượng Linga - Yoni ở phần trên.
Linga, Yoni được tôn thờ khá phổ biến ở các nước chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, trong đó có Chăm Pa lúc bấy giờ. Vì vậy Linga –Yoni thường được thờ trong tháp Chăm, biểu tượng cho thần Siva và sự sinh sôi, phát triển. Ảnh: Tháp Chiên Đàn (Điện Bàn, Quảng Nam) mang hình dáng của một linga.
Trong văn hóa Chăm, Linga và Yoni số lượng lớn, hình dáng và kích thước rất phong phú, với những đặc điểm riêng. Nét đặc trưng là trên đầu Linga thường hơi bằng, trừ số rất ít có hình vòng cầu hoặc hình chóp. Ảnh: Linga bằng đá được thờ tại tháp Chiên Đàn.
Linga Chăm Pa có ba loại cơ bản. Loại một chỉ là một khối vuông. Loại hai có hai phần, phần trên là khối trụ tròn, phần dưới là khối bát giác hoặc vuông. Loại thứ ba gồm có ba phần: trụ tròn - bát giác- vuông. Ảnh: Đài thờ Uroja-Linga (bệ thờ linga có bầu ngực phụ nữ xung quanh) bằng bạc, thế kỷ 11-12, BT lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Hình tượng Yoni trong điêu khắc Chăm cũng rất đa dạng, có các loại hình chính như loại khối hình chữ nhật hoặc gần khối vuông, loại hình khối tròn, được trang trí xung quanh hình cánh sen và đặc biệt Yoni loại khối tròn nhưng xung quanh lại trang trí hình ngực phụ nữ. Ảnh: Đài thờ Uroja-Linga bằng bạc, niên đại thế kỷ 12, BT lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Như vậy Linga và Yoni trong điêu khắc Chămpa rất đa dạng loại hình và có thể được hàm ý mang nhiều ý nghĩa khác nhau, không đơn thuần là biểu tượng của thần Siva. Ảnh: Kosa linga (vỏ kim loại dùng để bao bọc bên ngoài tượng linga) bằng vàng, thế kỷ 12-13, BT lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Thông thường Linga và Yoni kết hợp với nhau tạo thành một chỉnh thể gọi chung là Linga-Yoni, với mỗi bệ Yoni được đặt một Linga phía trên. Nhưng trong điêu khắc Chăm cũng có trường hợp một Yoni đặt nhiều Linga, và đặc biệt hơn nữa là Linga được thay bằng hình người (hay thần). Ảnh: Một bộ Linga - Yoni ở BT Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
Có thể nói, tục thờ cúng Linga và Yoni phản ánh thế giới văn hoá tín ngưỡng đặc sắc của người Chăm xưa. Đó là thế giới của thần linh, của sự mong ước sinh sôi nảy nở, hoà hợp âm dương, của năng lực sáng tạo và cũng là hiện thân của đấng bảo hộ cho các triều vua Chăm Pa... Ảnh: Đài thờ Linga - Yoni, thế kỷ 14-15, BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam: Di sản nhân loại. Nguồn: VTC1.