Mới đây, Nga giải mật và công bố đoạn video về vụ nổ bom hạt nhân mạnh nhất lịch sử mà nước này tiến hành vào ngày 30/10/1961. Theo Business Insider, đoạn video được công bố nhằm kỷ niệm 75 năm Nga xây dựng ngành công nghiệp hạt nhân.Vào ngày hôm ấy, Liên Xô cho kích nổ bom RDS-220 (còn gọi là bom Sa hoàng) có sức công phá 50 triệu tấn TNT phát nổ trên một quần đảo ở Bắc Băng Dương.Bom Sa hoàng của Liên Xô có sức công phá mạnh hơn 1.500 lần hai quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) cộng lại vào năm 1945.Trong đoạn video dài 40 phút, bom Sa hoàng được vận chuyển bằng đường sắt đến nơi phát nổ và các bộ phận trong quả bom.Người dân có thể nhìn thấy ánh sáng từ vụ nổ bom hạt nhân mạnh nhất thế giới từ khoảng cách hơn 960 km.Sau khi bom Sa hoàng được kích nổ, một quả cầu lửa màu cam và đám mây hình nấm khổng lồ được hình thành.Theo Popular Mechanics, Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev đích thân giao nhiệm vụ chế tạo bom Sa hoàng vào tháng 7/1961. Lúc đầu, Thủ tướng Khrushchev muốn tạo ra quả bom hạt nhân có sức công phá 100 megaton.Thế nhưng, về sau, các chuyên gia hạt nhân lo ngại về sức hủy diệt của quả bom có thể vượt tầm kiểm soát nên thuyết phục Thủ tướng Khrushchev chế tạo quả bom RDS-220 có sức công phá 50 megaton (tương đương 50 triệu tấn TNT).Trước khi Liên Xô chế tạo và cho phát nổ bom Sa hoàng, Mỹ là quốc gia chế tạo bom hạt nhân mạnh nhất thế giới là Castle Bravo. Nó có sức công phá 15 megaton và được kích nổ vào năm 1954.Kể từ năm 1961 đến nay, vụ nổ bom Sa hoàng vẫn là vụ nổ bom hạt nhân mạnh nhất thế giới. Mời độc giả xem video: Hầm trú ẩn bom hạt nhân từ xe bus cũ. Nguồn: VTC1.
Mới đây, Nga giải mật và công bố đoạn video về vụ nổ bom hạt nhân mạnh nhất lịch sử mà nước này tiến hành vào ngày 30/10/1961. Theo Business Insider, đoạn video được công bố nhằm kỷ niệm 75 năm Nga xây dựng ngành công nghiệp hạt nhân.
Vào ngày hôm ấy, Liên Xô cho kích nổ bom RDS-220 (còn gọi là bom Sa hoàng) có sức công phá 50 triệu tấn TNT phát nổ trên một quần đảo ở Bắc Băng Dương.
Bom Sa hoàng của Liên Xô có sức công phá mạnh hơn 1.500 lần hai quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) cộng lại vào năm 1945.
Trong đoạn video dài 40 phút, bom Sa hoàng được vận chuyển bằng đường sắt đến nơi phát nổ và các bộ phận trong quả bom.
Người dân có thể nhìn thấy ánh sáng từ vụ nổ bom hạt nhân mạnh nhất thế giới từ khoảng cách hơn 960 km.
Sau khi bom Sa hoàng được kích nổ, một quả cầu lửa màu cam và đám mây hình nấm khổng lồ được hình thành.
Theo Popular Mechanics, Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev đích thân giao nhiệm vụ chế tạo bom Sa hoàng vào tháng 7/1961. Lúc đầu, Thủ tướng Khrushchev muốn tạo ra quả bom hạt nhân có sức công phá 100 megaton.
Thế nhưng, về sau, các chuyên gia hạt nhân lo ngại về sức hủy diệt của quả bom có thể vượt tầm kiểm soát nên thuyết phục Thủ tướng Khrushchev chế tạo quả bom RDS-220 có sức công phá 50 megaton (tương đương 50 triệu tấn TNT).
Trước khi Liên Xô chế tạo và cho phát nổ bom Sa hoàng, Mỹ là quốc gia chế tạo bom hạt nhân mạnh nhất thế giới là Castle Bravo. Nó có sức công phá 15 megaton và được kích nổ vào năm 1954.
Kể từ năm 1961 đến nay, vụ nổ bom Sa hoàng vẫn là vụ nổ bom hạt nhân mạnh nhất thế giới.
Mời độc giả xem video: Hầm trú ẩn bom hạt nhân từ xe bus cũ. Nguồn: VTC1.