Bốn nhà vật lý hạt nhân của Liên Xô gồm: Victor Adamskii, Yuri Babaev, Yuri Smirnov và Yuri Trutnev đã thiết kế và chế tạo ra quả bom hạt nhân mạnh nhất từng được thử nghiệm trong lịch sử.Vũ khí hủy diệt khủng khiếp này chính là bom nhiệt hạch RDS-220 hay còn được gọi là Bom Sa hoàng (Tsar Bomba).Ban đầu, các nhà khoa học của Liên Xô dự định chế tạo bom Sa hoàng có sức nổ tương đương 100 triệu tấn TNT hay 6.600 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima năm 1945.Thế nhưng về sau, các chuyên gia quyết định giảm sức nổ của bom Sa hoàng xuống còn 1/2 mức ban đầu để bảo đảm an toàn.Vào 11h30 sáng 30/10/1961, bom Sa hoàng được đem đi thử nghiệm. Nó được thả từ oanh tạc cơ Tu-95V ở độ cao 10.500m và hãm tốc độ bằng dù để máy bay có đủ thời gian thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng của vụ nổ.Sau 188 giây rời khoang chứa của máy bay, bom Sa hoàng phát nổ ở độ cao 4.200m. Theo đó, bom Sa hoàng phát nổ có sức công phá thực tế lên tới 57 triệu tấn TNT dù các nhà khoa học ước tính sức nổ của nó chỉ trong khoảng 51,5 triệu tấn TNT.Một quả cầu lửa khổng lồ được hình thành khi bom Sa hoàng phát nổ có đường kính lên đến 4,6 km. Người ta có thể nhìn thấy từ vụ nổ khi đứng cách xa 1.000 km.Trong vòng 1 giờ sau bom Sa hoàng được kích nổ, tín hiệu radio bị nhiễu trong bán kính hàng trăm km quanh khu vực diễn ra vụ thử nghiệm.Theo các chuyên gia, chấn động từ vụ thử nghiệm bom Sa hoàng khiến người dân ở khu vực xung quanh có thể cảm nhận rõ ràng. Nguyên do là vì sóng xung kích phát ra từ vụ nổ làm vỡ cửa kính và gây tiếng nổ lớn trên đảo Dikson, cách nơi diễn ra vụ thử nghiệm khoảng 800 km.Vụ thử nghiệm vũ khí nguy hiểm này còn gây bỏng độ ba cho con người khi ở khoảng cách tới 100 km. Những điều này cho thấy sức hủy diệt của bom Sa hoàng vượt xa tính toán của con người và hậu quả của nó khiến dư luận rùng mình.Video: Hầm trú ẩn bom hạt nhân từ xe bus cũ (nguồn: VTC1)
Bốn nhà vật lý hạt nhân của Liên Xô gồm: Victor Adamskii, Yuri Babaev, Yuri Smirnov và Yuri Trutnev đã thiết kế và chế tạo ra quả bom hạt nhân mạnh nhất từng được thử nghiệm trong lịch sử.
Vũ khí hủy diệt khủng khiếp này chính là bom nhiệt hạch RDS-220 hay còn được gọi là Bom Sa hoàng (Tsar Bomba).
Ban đầu, các nhà khoa học của Liên Xô dự định chế tạo bom Sa hoàng có sức nổ tương đương 100 triệu tấn TNT hay 6.600 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima năm 1945.
Thế nhưng về sau, các chuyên gia quyết định giảm sức nổ của bom Sa hoàng xuống còn 1/2 mức ban đầu để bảo đảm an toàn.
Vào 11h30 sáng 30/10/1961, bom Sa hoàng được đem đi thử nghiệm. Nó được thả từ oanh tạc cơ Tu-95V ở độ cao 10.500m và hãm tốc độ bằng dù để máy bay có đủ thời gian thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng của vụ nổ.
Sau 188 giây rời khoang chứa của máy bay, bom Sa hoàng phát nổ ở độ cao 4.200m. Theo đó, bom Sa hoàng phát nổ có sức công phá thực tế lên tới 57 triệu tấn TNT dù các nhà khoa học ước tính sức nổ của nó chỉ trong khoảng 51,5 triệu tấn TNT.
Một quả cầu lửa khổng lồ được hình thành khi bom Sa hoàng phát nổ có đường kính lên đến 4,6 km. Người ta có thể nhìn thấy từ vụ nổ khi đứng cách xa 1.000 km.
Trong vòng 1 giờ sau bom Sa hoàng được kích nổ, tín hiệu radio bị nhiễu trong bán kính hàng trăm km quanh khu vực diễn ra vụ thử nghiệm.
Theo các chuyên gia, chấn động từ vụ thử nghiệm bom Sa hoàng khiến người dân ở khu vực xung quanh có thể cảm nhận rõ ràng. Nguyên do là vì sóng xung kích phát ra từ vụ nổ làm vỡ cửa kính và gây tiếng nổ lớn trên đảo Dikson, cách nơi diễn ra vụ thử nghiệm khoảng 800 km.
Vụ thử nghiệm vũ khí nguy hiểm này còn gây bỏng độ ba cho con người khi ở khoảng cách tới 100 km. Những điều này cho thấy sức hủy diệt của bom Sa hoàng vượt xa tính toán của con người và hậu quả của nó khiến dư luận rùng mình.
Video: Hầm trú ẩn bom hạt nhân từ xe bus cũ (nguồn: VTC1)