Tháng 9/2009, người dân xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An bàn tán xôn xao về việc hai “cụ” rùa màu đen, mỗi “cụ” nặng khoảng 15 kg xuất hiện tại ngôi chùa cổ Đại Tuệ, trên ngọn núi Đại Huệ.Theo lời kể của ông Bình - người giữ chùa thì “Tôi đang quét dọn thì bỗng phát hiện hai cụ rùa ẩn sau Chùa Đại Tuệ. Hai cụ nằm im lặng, không nhúc nhích. Tôi đã thắp hương cầu khấn, xin được bế hai cụ vào trong chùa cho nghỉ…”. Sự có mặt của hai "cụ" rùa được người dân địa phương coi là điềm linh. Rất nhiều người đã đến chiêm bái hai “cụ”. Có người còn ôm hôn “cụ” rùa thắm thiết.
Đùng 4 năm sau, cũng tại Nghệ An, vào ngày 25/9/2013, gia đình bà Thái Thị Năm ở xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã bắt được một con rùa “khủng” khiến hàng trăm người dân hiếu kỳ khắp huyện đổ về xem. Con rùa này nặng 12kg, có mai màu đen, đầu vàng óng, vuốt sắc nhọn.
Bà Năm kể: "Khoảng 2h sáng tôi chợt tỉnh giấc khi nghe tiếng chó sủa liên hồi. Cứ tưởng là có kẻ trộm lẻn vào nhà, tôi đánh thức chồng tôi dậy bật điện nhưng chó vẫn cứ sủa mà vẫn không thấy một bóng người. Chồng tôi cầm đèn rọi thì phát hiện một con rùa đang bò trước cổng nhà. Sau đó chồng tôi bắt nhốt vào thùng". Bà cho biết có người trả giá đến 90 triệu đồng nhưng không bán vì đây là rùa quý trời cho.
Dựa trên Sách Đỏ Việt Nam và tài liệu về phương pháp nhận dạng 26 loài rùa ở Việt Nam của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV), Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương (TCC) và Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP), Kiến Thức ghi nhận những cá thể “rùa thần” và “rùa khủng nghìn đô” xuất hiện ở Nghệ An thuộc về cùng một loài rùa khá phổ biến ở Việt Nam.
Cụ thể đó là loài rùa có tên gọi là rùa răng, tên khoa học Heosemys annandalii). Loài rùa này có đặc điểm mai thuôn dài màu xám đậm đến đen, đầu nhỏ màu vàng nhạt có các đốm đen, hàm có khứa hình răng đặc trưng, yếm đen có dải vàng ở giữa hoặc vàng với vệt đen phía ngoài. Rùa càng ít tuổi càng có màu rực rỡ. Đặc biệt, rùa răng là loài rùa đầm (họ rùa bán cạn, ưa sống gần môi trường ao, hồ, đầm) lớn nhất Việt Nam. Chiều dài mai của chúng có thể tới 50cm, cân nặng 20kg. Dựa trên điều này, những cá thể rùa xuất hiện ở Nghệ An chỉ có kích cỡ trung bình.
Địa bàn cư trú của rùa răng ở VN là các tỉnh Nam Bộ như Đồng Nai, Kiên Giang, Cà Mau. Loài rùa này cũng có ở Lào, Campuchia, Thái Lan và Malaysia. Dù vậy, Nghệ An không phải địa bàn phân bố của chúng. Có lẽ điều này đã khiến sự xuất hiện của rùa răng ở Nghệ An trở thành “sự lạ”.
Theo các thông tin báo chí, khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh là một điểm trung chuyển lớn động vật hoang dã trái phép của giới buôn lậu từ Nam Bộ, Lào và Campuchia đến Trung Quốc. Đã có nhiều vụ bắt giữ rùa răng với số lượng lớn trên địa bàn này. Rất có thể những cá thể rùa răng được người dân phát hiện là “rơi rớt” từ các đường dây buôn lậu kể trên. Trong ảnh là hàng chục cá thể rùa răng được kiểm lâm Hà Tĩnh thu giữ tháng 1/2013 Ảnh: Tuổi Trẻ.
Dù rùa răng là một loài rùa quý có tên trong Sách Đỏ, nhưng không có chuyện giá của chúng lên đến 90 triệu đồng cho một cá thể nặng hơn 10kg. Trên thực tế, chúng đã được nhận nuôi ở một số trang trại và cũng là một món đặc sản không khó tìm tại các nhà hàng ở miền Tây Nam Bộ. Nhiều người đã mua rùa răng về nuôi làm cảnh trong nhà với giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng tùy kích cỡ. Hiện tại, số lượng rùa răng trong tự nhiên Việt Nam đang giảm sút nghiêm trọng do tình trạng săn bắt bừa bãi để lấy thịt, nấu cao, buôn bán xuyên biên giới và suy thoái môi trường.
Tháng 9/2009, người dân xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An bàn tán xôn xao về việc hai “cụ” rùa màu đen, mỗi “cụ” nặng khoảng 15 kg xuất hiện tại ngôi chùa cổ Đại Tuệ, trên ngọn núi Đại Huệ.
Theo lời kể của ông Bình - người giữ chùa thì “Tôi đang quét dọn thì bỗng phát hiện hai cụ rùa ẩn sau Chùa Đại Tuệ. Hai cụ nằm im lặng, không nhúc nhích. Tôi đã thắp hương cầu khấn, xin được bế hai cụ vào trong chùa cho nghỉ…”. Sự có mặt của hai "cụ" rùa được người dân địa phương coi là điềm linh. Rất nhiều người đã đến chiêm bái hai “cụ”. Có người còn ôm hôn “cụ” rùa thắm thiết.
Đùng 4 năm sau, cũng tại Nghệ An, vào ngày 25/9/2013, gia đình bà Thái Thị Năm ở xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã bắt được một con rùa “khủng” khiến hàng trăm người dân hiếu kỳ khắp huyện đổ về xem. Con rùa này nặng 12kg, có mai màu đen, đầu vàng óng, vuốt sắc nhọn.
Bà Năm kể: "Khoảng 2h sáng tôi chợt tỉnh giấc khi nghe tiếng chó sủa liên hồi. Cứ tưởng là có kẻ trộm lẻn vào nhà, tôi đánh thức chồng tôi dậy bật điện nhưng chó vẫn cứ sủa mà vẫn không thấy một bóng người. Chồng tôi cầm đèn rọi thì phát hiện một con rùa đang bò trước cổng nhà. Sau đó chồng tôi bắt nhốt vào thùng". Bà cho biết có người trả giá đến 90 triệu đồng nhưng không bán vì đây là rùa quý trời cho.
Dựa trên Sách Đỏ Việt Nam và tài liệu về phương pháp nhận dạng 26 loài rùa ở Việt Nam của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV), Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương (TCC) và Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP), Kiến Thức ghi nhận những cá thể “rùa thần” và “rùa khủng nghìn đô” xuất hiện ở Nghệ An thuộc về cùng một loài rùa khá phổ biến ở Việt Nam.
Cụ thể đó là loài rùa có tên gọi là rùa răng, tên khoa học Heosemys annandalii). Loài rùa này có đặc điểm mai thuôn dài màu xám đậm đến đen, đầu nhỏ màu vàng nhạt có các đốm đen, hàm có khứa hình răng đặc trưng, yếm đen có dải vàng ở giữa hoặc vàng với vệt đen phía ngoài. Rùa càng ít tuổi càng có màu rực rỡ.
Đặc biệt, rùa răng là loài rùa đầm (họ rùa bán cạn, ưa sống gần môi trường ao, hồ, đầm) lớn nhất Việt Nam. Chiều dài mai của chúng có thể tới 50cm, cân nặng 20kg. Dựa trên điều này, những cá thể rùa xuất hiện ở Nghệ An chỉ có kích cỡ trung bình.
Địa bàn cư trú của rùa răng ở VN là các tỉnh Nam Bộ như Đồng Nai, Kiên Giang, Cà Mau. Loài rùa này cũng có ở Lào, Campuchia, Thái Lan và Malaysia. Dù vậy, Nghệ An không phải địa bàn phân bố của chúng. Có lẽ điều này đã khiến sự xuất hiện của rùa răng ở Nghệ An trở thành “sự lạ”.
Theo các thông tin báo chí, khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh là một điểm trung chuyển lớn động vật hoang dã trái phép của giới buôn lậu từ Nam Bộ, Lào và Campuchia đến Trung Quốc. Đã có nhiều vụ bắt giữ rùa răng với số lượng lớn trên địa bàn này. Rất có thể những cá thể rùa răng được người dân phát hiện là “rơi rớt” từ các đường dây buôn lậu kể trên. Trong ảnh là hàng chục cá thể rùa răng được kiểm lâm Hà Tĩnh thu giữ tháng 1/2013 Ảnh: Tuổi Trẻ.
Dù rùa răng là một loài rùa quý có tên trong Sách Đỏ, nhưng không có chuyện giá của chúng lên đến 90 triệu đồng cho một cá thể nặng hơn 10kg. Trên thực tế, chúng đã được nhận nuôi ở một số trang trại và cũng là một món đặc sản không khó tìm tại các nhà hàng ở miền Tây Nam Bộ. Nhiều người đã mua rùa răng về nuôi làm cảnh trong nhà với giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng tùy kích cỡ.
Hiện tại, số lượng rùa răng trong tự nhiên Việt Nam đang giảm sút nghiêm trọng do tình trạng săn bắt bừa bãi để lấy thịt, nấu cao, buôn bán xuyên biên giới và suy thoái môi trường.