3. Pháo quyền
Tương truyền được sáng tác vào cuối đời Minh, đầu đời Thanh (đầu thế kỷ 17). Sư Phổ Chiếu của chùa Thiếu Lâm đem quyền này truyền cho Cam Phượng Trì, Kiều Tam Tú, Kiều Tam Tú sau truyền lại cho con trai là Kiều Hạc Linh. Khi Kiều Hạc Linh đi chơi núi Nga Mi, gặp Vu Liên Đăng người Sơn Đông và Tống Mai Luân. Ba người đàm đạo về võ đức, luận về võ đạo rất tâm đầu ý hợp, Hạc Linh bèn thu nhận Vu, Tống làm học trò.
Sau khi học thành tài, hai người trở về Sơn Đông, ra sức phát triển, dạy dỗ từ đó hình thành nên hai lưu phái Pháo quyền Vu, Tống lừng danh, xuất hiện thuyết "quyền Vu, tay Tống" (vu quyền Tống thủ) làm cơ sở vững chắc cho việc phát triển môn Pháo quyền sau này. Đặc điểm kỹ pháp là bài bản quyền ít, quyền thế gấp gáp, kết cấu đơn giản chọn lọc, động tác rõ nhanh, quyền pháp dày đặc, phát kình lực cương mãnh.
Bài bản chủ yếu có 12 bài, hiện chỉ còn 7 bài. Quyền pháp cơ bản có 24 pháo, tức pháo mở cửa (pháo khai môn), bổ núi (phách sơn), chuyển góc chữ thập (chuyển giác), não hậu, trì đỗ, xung thiên, liêu âm khều âm trát địa (chọc đất), oa tâm pháo và thất tinh pháo.
4. Phách quải quyền
Có tên gọi đầy đủ là "Thông bị phách quải quyền", đời cổ còn gọi là "Phi quải quyền" (hai chữ Phi và chữ Phách đọc âm giống nhau, Phi là xẻ ra, Phách là bổ ra). Từ đời Minh đã lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
|
Một chiêu thức Phách quải quyền. Nguồn: Wcsa.cn.
|
Danh tướng đời Minh là Thích Kế Quang viết trong "Ký hiệu tân thư" có nhiều chỗ thuật giải về Phách quải quyền: "Quyền xẻ bổ ngang mà nhanh, trong đó chữ Phi có ý là xẻ treo áo chiếu lên (áo người Trung Hoa cài cúc dây, thường cài thẳng vạt từ cổ xuống hoặc chếch sang bên phải), Phách và Hoành đều chỉ chiêu pháp của quyền thuật. Đến cuối đời Thanh thường được luyện tập ở Diêm Sơn, Thương Huyện, Nam Bì... tỉnh Hà Bắc. Cuối đời Thanh, Phách quải quyền còn được gọi là Thông phách môn, còn trong một số trước tác võ thuật gọi là "Phách quải thông tý" và được coi là một chi trong Thông tý quyền.
Thông bị phách quải quyền lấy 12 loại lớn (giá tử lớn) làm cơ bản công để huấn luyện. Bài bản chủ yếu gồm: Lộ một Phách quải quyền, Lộ hai Thanh long quyền, Lộ ba Phi hổ quyền, Lộ bốn Thái thúc quyền và lưu thoái thế (thế tấn chuyển rút chân về sau)... Về binh khí có kỳ thương (thương lạ), lục hợp đại thương, phách quải đao, phách quải song đao, phong ma côn (mài gió), tam tiết côn.
Đặc điểm quyền pháp là đóng rộng mở lớn, cương nhu giúp nhau, lấy dài làm chủ động công thủ. Về kỹ pháp chú trọng đánh vươn ra phải mở lớn khép rộng, thương dài kích lớn, khi thu về thì thế ngắn lực mạnh, quẫy dựa vào lực cánh tay. Về thủ pháp thường lấy hút, bật, bổ, treo, vứt, chém làm chủ.
5. Thông bối quyền
Còn gọi là Thông tý quyền. Về mặt nghĩa của quyền "bối" (lưng) và "tý" (tay) cùng nghĩa, lấy thông suốt làm chủ. Thông bối quyền nhấn mạnh lấy lưng vượn (viên bối) hay tay vượn (viên tý) để thủ thế nên xưa còn gọi là "Thông bối viên hầu" (suốt lưng khỉ vượn).
|
Danh sư Thông bối quyền Chen Fa-ke (1887-1957) biểu diễn quyền. Nguồn: Nztaiji.com.
|
Thông bối quyền lưu truyền khá rộng, chi lưu phái cũng nhiều. Ngoài "Bạch viên thông bối" ra, còn có "Ngũ hành thông bối", "Lục hợp thông bối", Phách quải thông bối, Lưỡng dực (hai cánh) thông bối, Nhị thập tứ thông bối thức... Lưu truyền sớm nhất ở Sơn Tây là Hồng Động thông bối cũng là một hệ phái của Thông bối quyền.
|
Phóng dài đánh xa là đặc điểm kỹ kích của Thông bối quyền.
|
Đặc điểm kỹ pháp của Thông bối quyền là thế thức mở rộng khép lớn, liên hoàn dày đặc, vươn hông hất lưng (yêu bạt bối), phóng dài đánh xa, lắc bả vai rung cổ tay, đòn ra nhanh nhẹn, âm thanh vang lừng, né tránh linh hoạt, mắt ưng thần vượng, khí thế hoàn chỉnh. Các bài chủ yếu là ạch viên thông bối, Ngũ hành thông bối, Hoạt diệp thông bối, Phách quải thông bối, Thái cực thông bối, Ngũ hầu thông bối (5 con khỉ)...
Còn nữa...