Sau một lần ám sát hụt một tên mật thám ác ôn, nữ chiến sĩ Võ Thị Thắng đã bị bắt, bị tra tấn, bị dùng cực hình… Năm 1968, Võ Thị Thắng bị tòa tuyên mức án 20 năm khổ sai. Giữa vòng vây kẻ thù, cô chiến sĩ xinh đẹp vẫn cười – và một phóng viên người Nhật ngay lập tức đã kịp ghi lại nụ cười đó. Bức ảnh đã đi vào lịch sử với tên gọi "Nụ cười chiến thắng".
"O du kích nhỏ" là một tác phẩm nhiếp ảnh nổi tiếng do nghệ sĩ Phan Thoan thực hiện vào ngày 21/9/1965. Tác phẩm ghi lại hình ảnh nữ dân quân Nguyễn Thị Kim Lai có vóc dáng nhỏ bé đang cầm súng áp giải một viên phi công Mỹ to lớn hơn rất nhiều.
Ra đời năm 1970, bức ảnh “Sự trừng phạt đích đáng” đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng quốc tế. Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc nữ dân quân Hà Thị Nhiên đang kéo một mảnh xác máy bay có biểu tượng của không quân Mỹ ở vùng biển Hải Thịnh (Nam Định).
La Thị Tám - người nữ Anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam với kì tích đáng nể, cô đã cắm tiêu 1.205 quả bom do địch trút xuống để lực lượng công binh của ta đến phá bom, đảm bảo thông suốt cho tuyến đường tiếp viện vào Nam.
Bức ảnh của phóng viên Kyoichi Sawada, hãng thông tấn UPI (United Press International) ghi lại cảnh một bà mẹ Việt Nam cùng 4 đứa con lội qua một dòng sông ở Bình Định để chạy trốn khỏi những cuộc không kích từ máy bay Mỹ đã giành giải thưởng danh giá Pulitzer năm 1966. Bức ảnh được chụp trong năm 1965.
Năm 1973, phóng viên ảnh Nick Út của hãng thông tấn AP giành giải thưởng Pulitzer với bức ảnh ghi lại cảnh cô bé 9 tuổi Kim Phúc bỏ chạy trong hoảng loạn vì bỏng bom napalm trong một cuộc không kích sai địa chỉ của không quân Mỹ tại Trảng Bàng, Tây Ninh, ngày 8/6/1972. Bức ảnh này đã đi vào lịch sử với cái tên “Em bé Napalm”.
Câu chuyện phía sau bức ảnh "Cô gái áo đen" của nhiếp ảnh gia Ronald Haeberle đã khiến thế giới bị chấn động. Bức ảnh ghi lại một thời khắc kinh hoàng của cuộc thảm sát tại Mỹ Lai tháng 3/1968: Trước khi những người dân vô tội này bị giết, trước khi nhà nhiếp ảnh kịp bấm máy, thì cô gái áo đen kia đã bị lính Mỹ cưỡng hiếp.
Một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng khác về sự tàn khốc của của chiến tranh Việt Nam được thể hiện chân thực qua bức ảnh của phóng viên huyền thoại Philip Jones Griffiths: Một phụ nữ bị thương trong cuộc giao tranh ở Sài Gòn năm 1968.
Trong bức ảnh nổi tiếng này, Philip Jones Griffiths chụp lại chân dung một phụ nữ bị thương nặng ở mặt ở Quảng Ngãi năm 1967.Phụ nữ và trẻ em cúi mình trong một con kênh bùn để tránh đạn trong một cuộc giao tranh tại một vị trí cách phía Tây Sài Gòn, ngày 1/1/1966 - một trong những bức ảnh kinh điển về chiến tranh Việt Nam của phóng viên ảnh Horst Faas.
Sau một lần ám sát hụt một tên mật thám ác ôn, nữ chiến sĩ Võ Thị Thắng đã bị bắt, bị tra tấn, bị dùng cực hình… Năm 1968, Võ Thị Thắng bị tòa tuyên mức án 20 năm khổ sai. Giữa vòng vây kẻ thù, cô chiến sĩ xinh đẹp vẫn cười – và một phóng viên người Nhật ngay lập tức đã kịp ghi lại nụ cười đó. Bức ảnh đã đi vào lịch sử với tên gọi "Nụ cười chiến thắng".
"O du kích nhỏ" là một tác phẩm nhiếp ảnh nổi tiếng do nghệ sĩ Phan Thoan thực hiện vào ngày 21/9/1965. Tác phẩm ghi lại hình ảnh nữ dân quân Nguyễn Thị Kim Lai có vóc dáng nhỏ bé đang cầm súng áp giải một viên phi công Mỹ to lớn hơn rất nhiều.
Ra đời năm 1970, bức ảnh “Sự trừng phạt đích đáng” đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng quốc tế. Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc nữ dân quân Hà Thị Nhiên đang kéo một mảnh xác máy bay có biểu tượng của không quân Mỹ ở vùng biển Hải Thịnh (Nam Định).
La Thị Tám - người nữ Anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam với kì tích đáng nể, cô đã cắm tiêu 1.205 quả bom do địch trút xuống để lực lượng công binh của ta đến phá bom, đảm bảo thông suốt cho tuyến đường tiếp viện vào Nam.
Bức ảnh của phóng viên Kyoichi Sawada, hãng thông tấn UPI (United Press International) ghi lại cảnh một bà mẹ Việt Nam cùng 4 đứa con lội qua một dòng sông ở Bình Định để chạy trốn khỏi những cuộc không kích từ máy bay Mỹ đã giành giải thưởng danh giá Pulitzer năm 1966. Bức ảnh được chụp trong năm 1965.
Năm 1973, phóng viên ảnh Nick Út của hãng thông tấn AP giành giải thưởng Pulitzer với bức ảnh ghi lại cảnh cô bé 9 tuổi Kim Phúc bỏ chạy trong hoảng loạn vì bỏng bom napalm trong một cuộc không kích sai địa chỉ của không quân Mỹ tại Trảng Bàng, Tây Ninh, ngày 8/6/1972. Bức ảnh này đã đi vào lịch sử với cái tên “Em bé Napalm”.
Câu chuyện phía sau bức ảnh "Cô gái áo đen" của nhiếp ảnh gia Ronald Haeberle đã khiến thế giới bị chấn động. Bức ảnh ghi lại một thời khắc kinh hoàng của cuộc thảm sát tại Mỹ Lai tháng 3/1968: Trước khi những người dân vô tội này bị giết, trước khi nhà nhiếp ảnh kịp bấm máy, thì cô gái áo đen kia đã bị lính Mỹ cưỡng hiếp.
Một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng khác về sự tàn khốc của của chiến tranh Việt Nam được thể hiện chân thực qua bức ảnh của phóng viên huyền thoại Philip Jones Griffiths: Một phụ nữ bị thương trong cuộc giao tranh ở Sài Gòn năm 1968.
Trong bức ảnh nổi tiếng này, Philip Jones Griffiths chụp lại chân dung một phụ nữ bị thương nặng ở mặt ở Quảng Ngãi năm 1967.
Phụ nữ và trẻ em cúi mình trong một con kênh bùn để tránh đạn trong một cuộc giao tranh tại một vị trí cách phía Tây Sài Gòn, ngày 1/1/1966 - một trong những bức ảnh kinh điển về chiến tranh Việt Nam của phóng viên ảnh Horst Faas.