Rất nhiều người đã lầm tưởng rằng biểu tượng hình chữ thập ngược của Hitler biểu trưng cho chủ nghĩa phát xít độc tài được hắn lấy cảm hứng từ chữ Vạn của Phật giáo bởi xét về lịch sử thì tôn giáo này đã sử dụng từ trước đó rất lâu đời.
|
Biểu tượng quỷ dữ của Hitler. |
Nhưng thực tế nguồn gốc của biểu tượng này vốn không thuộc về Hitler cũng như không phải Phật giáo sử dụng đầu tiên mà nó đã được người rất nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau sử dụng trong lịch sử.
Biểu tượng này được các nhà nghiên cứu gọi là Swastika. Swastika của Đức quốc xã hoàn toàn không liên quan gì đến chữ Vạn của Phật giáo, mà chỉ liên quan đến Swastika của người Aryan.
Swastika là một trong những biểu tượng cổ xưa nhất mà loài người đã sử dụng. Nó đã được phát hiện trên những di chỉ khảo cổ có độ tuổi ít nhất hơn 3000 năm tại khu vực thung lũng nằm giữa hai con sông Euphrates và Tigris và một số vùng trong thung lũng Indus.
Swastika là một từ Ấn Độ cổ mang nghĩa là một sự vật hay một sự việc tồn tại tốt lành, hoặc có trạng thái tốt lành.
Swastika cũng xuất hiện trên các bình gốm và những đồng xu cổ trên đống đổ nát của thành T’roa (Troy), chứng tỏ nó đã được sử dụng ít nhất từ 1000 năm trước C.N.
Trải qua hàng ngàn năm, Swastika đã có mặt ở hầu khắp các lục địa Á, Âu, Mỹ. Vì thế, Swastika có rất nhiều tên gọi khác nhau như trong riếng Hán gọi là “wan” (Vạn), tiếng HyLạp là tetraskelion, tiếng Pháp – croix gammé và tiếng Anh gọi là fylfot..
|
Biến thể của Swastika trong một số nền văn hóa khác nhau. |
Phật giáo là nơi khởi nguồn của biểu tượng Swastika tại Châu Á. Trong các kinh Phật, Swastika thường xuất hiện ngay ở phần mở đầu. Trong tiếng Hán, chữ Vạn biểu thị cái bao trùm tất cả và sự vĩnh hằng .
Tại Nhật Bản, chữ Vạn của Phật giáo được gọi là manji, thể hiện sự hài hoà và cân bằng âm dương trong vũ trụ.
Tại Nam Âu, khu vực tiếp giáp với châu Á, dấu vết Swastika cũng đã được tìm thấy trong các công trình kiến trúc thuộc nền văn hoá Byzantine – nền văn hoá thuộc khu vực Biển Đen và Địa Trung Hải kéo dài từ thế kỷ thứ 7 trước CN đến tận thời trung cổ.
Dấu vết Swastika cũng xuất hiện trong các đền đài thuộc nền văn hoá Celtic nền văn hoá có xuất xứ từ Tây và Trung Âu từ khoảng 1000 năm trước CN kéo dài mãi đến nhiều thế kỷ sau CN, ảnh hưởng sâu rộng khắp Âu châu.
Cuối thế kỷ 19, nhà khảo cổ học nổi tiếng Heinrich Schliemann, người đã khám phá ra Swastika trên đống đổ nát của thành T’roa, đã đi đến một kết luận vô cùng quan trọng rằng Swastika là một biểu tượng đặc trưng của người Aryan.
Đầu thế kỷ 20, Swastika của người Aryan đã trở thành một biểu tượng chung của chủ nghĩa dân tộc Đức.
Nhưng Swastika chỉ chính thức trở thành biểu tượng của quỷ dữ kể từ khi Hitler chính thức sử dụng biểu tượng đó.
Hitler say mê với những lý thuyết về chủng tộc Aryan, coi người Do Thái là kẻ thù của người Aryan và phải chịu trách nhiệm về những khủng hoảng trong nền kinh tế Đức.
Biểu tượng Swastika đã được tìm ở những cổ vật có niên đại hàng nghìn năm trước Công Nguyên.
Đến những năm 1920, khi Hitler trở thành lãnh tụ đảng quốc xã, hắn thấy đảng này cần phải có một lá cờ và biểu tượng riêng của nó.
Năm 1923, Hitler bị phạt tù 5 năm vì một hành động chống chính phủ. Trong tù, hắn viết tác phẩm “Mein Kampf” (Cuộc đấu tranh của tôi), trong đó viết: “Lá cờ mới phải là một biểu tượng của cuộc đấu tranh riêng của chúng ta, đồng thời có hiệu quả cao như một áp phích tuyên truyền”.
|
Trở thành biểu tượng của Đức Quốc xã. |
Hitler thiết kế ra hình ảnh cụ thể của lá cờ đó, trong đó Swastika của người Aryan được đặt chính giữa trên một hình tròn mầu trắng. Hắn viết trong Mein Kampf: “Màu trắng thể hiện tư tưởng dân tộc, biểu tượng Sawstika thể hiện sứ mạng đấu tranh vì thắng lợi của người Aryan, đồng thời nói lên sự chiến thắng của tinh thần sáng tạo, một tinh thần đã và sẽ mãi mãi chống lại bọn Do Thái”.
Sau này chủ nghĩa phát xít bành trướng ra toàn thế giới và lá cờ chữ thập ngược của Hitler đã trở thành biểu tượng kinh hoàng của rất nhiều người dân Do Thái.