Với hàm răng nanh dài và sắc bén, cùng với sức mạnh tương đương với một con bò đực to lớn, lợn rừng có thể gây ra những thương tích nặng cho các động vật ăn thịt khác. Vậy đâu là kẻ thù thực sự của lợn rừng?
Sói Đông Á: Những "sát thủ" bầy đàn: Tại Trung Quốc, trước đây, lợn rừng không thể hoành hành như hiện nay là nhờ công rất lớn của sói Đông Á. Trước năm 1949, Trung Quốc có khoảng vài triệu con sói. Chúng phân bố rộng rãi ở nhiều khu vực như Đông Bắc, phía Bắc, Tây Bắc và Tây Nam.
Mặc dù số lượng chính xác khó thống kê, nhưng chắc chắn quy mô đàn sói lúc bấy giờ là rất lớn. Tuy nhiên, từ những năm 1950, một chiến dịch tiêu diệt sói quy mô lớn đã được phát động ở Trung Quốc.Trong chiến dịch này, chính phủ và các tổ chức dân sự đã tham gia vào việc săn bắt sói, khiến số lượng sói giảm mạnh trong thời gian ngắn. Đây cũng là điều bất đắc dĩ, do dân số tăng lên dẫn đến xung đột với môi trường sống của sói.
Tại sao sói Đông Á có thể khống chế lợn rừng? Không giống như hổ hay gấu nâu, sói Đông Á săn mồi theo bầy đàn. Ngay cả với những con lợn rừng nặng vài trăm cân, đàn sói vẫn có thể hạ gục chúng.Đàn sói rất kiên nhẫn khi săn lợn rừng. Chúng phân công nhiệm vụ rõ ràng, một số con ở phía trước thu hút sự chú ý, một số con khác ở phía sau tấn công bất ngờ. Chỉ cần 7-8 con sói là đủ để khiến lợn rừng không kịp trở tay. Hơn nữa, sói có sức bền rất tốt, chúng có thể vây hãm lợn rừng trong thời gian dài cho đến khi con mồi mệt mỏi.
Khi lợn rừng kiệt sức, cả đàn chó sói sẽ tràn lên tấn công và ăn sống con mồi. Vì răng nanh của chó sói không đủ dài để cắn đứt khí quản của lợn rừng, nên chúng chỉ có thể từ từ làm lợn rừng mất máu. Cách này ngược lại khá hiệu quả, vì cổ lợn rừng rất to, ngay cả hổ cũng khó có thể cắn đứt khí quản của chúng trong một nhát cắn.Lợn rừng là loài sinh sản rất nhanh, mỗi lứa có thể đẻ tới mười mấy con. Chúng ăn tạp và có khả năng thích nghi với môi trường rất tốt. Chỉ sau 20-30 năm không bị săn bắt, quần thể lợn rừng có thể phục hồi hoàn toàn.
Với hàm răng nanh dài và sắc bén, cùng với sức mạnh tương đương với một con bò đực to lớn, lợn rừng có thể gây ra những thương tích nặng cho các động vật ăn thịt khác. Vậy đâu là kẻ thù thực sự của lợn rừng?
Sói Đông Á: Những "sát thủ" bầy đàn: Tại Trung Quốc, trước đây, lợn rừng không thể hoành hành như hiện nay là nhờ công rất lớn của sói Đông Á. Trước năm 1949, Trung Quốc có khoảng vài triệu con sói. Chúng phân bố rộng rãi ở nhiều khu vực như Đông Bắc, phía Bắc, Tây Bắc và Tây Nam.
Mặc dù số lượng chính xác khó thống kê, nhưng chắc chắn quy mô đàn sói lúc bấy giờ là rất lớn. Tuy nhiên, từ những năm 1950, một chiến dịch tiêu diệt sói quy mô lớn đã được phát động ở Trung Quốc.
Trong chiến dịch này, chính phủ và các tổ chức dân sự đã tham gia vào việc săn bắt sói, khiến số lượng sói giảm mạnh trong thời gian ngắn. Đây cũng là điều bất đắc dĩ, do dân số tăng lên dẫn đến xung đột với môi trường sống của sói.
Tại sao sói Đông Á có thể khống chế lợn rừng? Không giống như hổ hay gấu nâu, sói Đông Á săn mồi theo bầy đàn. Ngay cả với những con lợn rừng nặng vài trăm cân, đàn sói vẫn có thể hạ gục chúng.
Đàn sói rất kiên nhẫn khi săn lợn rừng. Chúng phân công nhiệm vụ rõ ràng, một số con ở phía trước thu hút sự chú ý, một số con khác ở phía sau tấn công bất ngờ. Chỉ cần 7-8 con sói là đủ để khiến lợn rừng không kịp trở tay. Hơn nữa, sói có sức bền rất tốt, chúng có thể vây hãm lợn rừng trong thời gian dài cho đến khi con mồi mệt mỏi.
Khi lợn rừng kiệt sức, cả đàn chó sói sẽ tràn lên tấn công và ăn sống con mồi. Vì răng nanh của chó sói không đủ dài để cắn đứt khí quản của lợn rừng, nên chúng chỉ có thể từ từ làm lợn rừng mất máu. Cách này ngược lại khá hiệu quả, vì cổ lợn rừng rất to, ngay cả hổ cũng khó có thể cắn đứt khí quản của chúng trong một nhát cắn.
Lợn rừng là loài sinh sản rất nhanh, mỗi lứa có thể đẻ tới mười mấy con. Chúng ăn tạp và có khả năng thích nghi với môi trường rất tốt. Chỉ sau 20-30 năm không bị săn bắt, quần thể lợn rừng có thể phục hồi hoàn toàn.