Sohu đưa tin, một người đàn ông bị áp xe nội sọ do nặn mụn. Dù được điều trị song bệnh nhân vẫn nhận di chứng liệt chi bên trái. Trường hợp nặn mụn gây rủi ro sức khỏe không hiếm. Từng có nhiều trường hợp biến chứng khủng khiếp sau khi nặn mụn được ghi nhận.Chuyên gia cho biết, nặn mụn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nguy hiểm. Trong số đó, vị trí không nên nặn mụn nhất là khu vực “tam giác nguy hiểm” trên mặt. Vùng tam giác được xác định từ hai bên cánh đến gốc mũi.Lý do không nên nặn mụn ở vùng tam giác nguy hiểm này là các mạch máu khu vực này rất lớn. Nhiều tĩnh mạch nông ở đây chỉ cần nặn nhẹ là có thể chảy máu gây viêm.Hơn nữa, các mạch máu ở đây chảy ra phía sau đầu và nối trực tiếp đến não. Điều này có nghĩa nhiễm trùng sẽ chạy thẳng đến trung tâm thần kinh. Trong một số trường hợp hiếm gặp, nhiễm trùng do nặn mụn ở vùng tam giác gây mất thị lực, tê liệt vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong.Chuyên gia cho biết, mọc mụn là bệnh ngoài da phổ biến, không có giới hạn độ tuổi. Mụn được chia thành nhiều loại như mục bọc ở mặt, nốt sần, mụn mủ, sẩn... Dù là loại gì thì cũng không dùng tay tùy tiện nặn mụn.Việc sử dụng các thuốc kháng khuẩn bôi bên ngoài có thể chấp nhận được. Bạn có thể tận dụng gel clindamycin phosphate, kem axit fusidic và gel benzoyl peroxide.Đối với một số loại mụn khó trị, bạn có thể uống isotretinoin, viên uống doxycycline, viên nang tanshinone,… đều có tác dụng điều trị và kháng viêm rất tốt.Bên cạnh đó, kiểm soát các yếu tố bên trong như chế độ ăn, sinh hoạt hợp lý cũng góp phần cải thiện tình trạng mọc mụn trên mặt. Cụ thể, bạn nên ăn ít hoặc tránh ăn cay nóng, chua ngọt, nhiều dầu mỡ, bỏ thuốc lá, rượu bia. Ăn nhiều trái cây và rau xanh. Tránh làm việc quá sức, thức khuya, giữ tâm trạng thoải mái, cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết.Kiểm soát các yếu tố bên ngoài cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện làn da. Bạn nên làm sạch da mặt 2 lần/ngày để loại bỏ lớp dầu dư thừa, bụi bám trên mặt.Lưu ý không nên rửa mặt quá thường xuyên. Việc làm này vô tình kích thích tuyến bã nhờ tăng tiết dịch, gây phản tác dụng.Sử dụng các sản phẩm kiểm soát dầu và trị mụn chuyên nghiệp để giảm mức độ tiết dầu và cải thiện kết cấu da.Chú ý chống nắng, giảm kích ứng của tia cực tím lên da. Đặc biệt, tránh tia bức xạ của các sản phẩm điện tử lên da. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Thói quen buổi sáng giúp bạn giảm cân. Nguồn: Zingnews.
Sohu đưa tin, một người đàn ông bị áp xe nội sọ do nặn mụn. Dù được điều trị song bệnh nhân vẫn nhận di chứng liệt chi bên trái. Trường hợp nặn mụn gây rủi ro sức khỏe không hiếm. Từng có nhiều trường hợp biến chứng khủng khiếp sau khi nặn mụn được ghi nhận.
Chuyên gia cho biết, nặn mụn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nguy hiểm. Trong số đó, vị trí không nên nặn mụn nhất là khu vực “tam giác nguy hiểm” trên mặt. Vùng tam giác được xác định từ hai bên cánh đến gốc mũi.
Lý do không nên nặn mụn ở vùng tam giác nguy hiểm này là các mạch máu khu vực này rất lớn. Nhiều tĩnh mạch nông ở đây chỉ cần nặn nhẹ là có thể chảy máu gây viêm.
Hơn nữa, các mạch máu ở đây chảy ra phía sau đầu và nối trực tiếp đến não. Điều này có nghĩa nhiễm trùng sẽ chạy thẳng đến trung tâm thần kinh. Trong một số trường hợp hiếm gặp, nhiễm trùng do nặn mụn ở vùng tam giác gây mất thị lực, tê liệt vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong.
Chuyên gia cho biết, mọc mụn là bệnh ngoài da phổ biến, không có giới hạn độ tuổi. Mụn được chia thành nhiều loại như mục bọc ở mặt, nốt sần, mụn mủ, sẩn... Dù là loại gì thì cũng không dùng tay tùy tiện nặn mụn.
Việc sử dụng các thuốc kháng khuẩn bôi bên ngoài có thể chấp nhận được. Bạn có thể tận dụng gel clindamycin phosphate, kem axit fusidic và gel benzoyl peroxide.
Đối với một số loại mụn khó trị, bạn có thể uống isotretinoin, viên uống doxycycline, viên nang tanshinone,… đều có tác dụng điều trị và kháng viêm rất tốt.
Bên cạnh đó, kiểm soát các yếu tố bên trong như chế độ ăn, sinh hoạt hợp lý cũng góp phần cải thiện tình trạng mọc mụn trên mặt. Cụ thể, bạn nên ăn ít hoặc tránh ăn cay nóng, chua ngọt, nhiều dầu mỡ, bỏ thuốc lá, rượu bia. Ăn nhiều trái cây và rau xanh. Tránh làm việc quá sức, thức khuya, giữ tâm trạng thoải mái, cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết.
Kiểm soát các yếu tố bên ngoài cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện làn da. Bạn nên làm sạch da mặt 2 lần/ngày để loại bỏ lớp dầu dư thừa, bụi bám trên mặt.
Lưu ý không nên rửa mặt quá thường xuyên. Việc làm này vô tình kích thích tuyến bã nhờ tăng tiết dịch, gây phản tác dụng.
Sử dụng các sản phẩm kiểm soát dầu và trị mụn chuyên nghiệp để giảm mức độ tiết dầu và cải thiện kết cấu da.
Chú ý chống nắng, giảm kích ứng của tia cực tím lên da. Đặc biệt, tránh tia bức xạ của các sản phẩm điện tử lên da. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Thói quen buổi sáng giúp bạn giảm cân. Nguồn: Zingnews.