Nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking được chẩn đoán mắc bệnh xơ cứng teo cơ (ALS) khi ông mới 21 tuổi. Thời điểm đó, các bác sĩ dự đoán Stephen Hawking chỉ có thể sống không quá 2 năm nữa. Thế nhưng thực tế, nhà vật lý thiên tài này đã sống và cống hiến những điều vĩ đại cho khoa học thế giới trong suốt hơn 50 năm sau khi mắc bệnh.ALS là căn bệnh xơ cứng teo cơ khiến các tế bào thần kinh tê liệt, bệnh nhân sẽ cảm nhận được cơ thể từ từ cứng lại cho tới khi liệt hoàn toàn. Họ mất dần khả năng vận động, không thể nhau, nuốt thức ăn và hít thở cũng khó khăn. Hiện tại, chưa có loại thuốc nào chữa được căn bệnh này. Bệnh nhân chỉ có thể kéo dài sự sống bằng các thiết bị phụ trợ đắt tiền.Sự sống vượt qua bệnh tật hiểm nghèo của thiên tài Stephen Hawking trở thành bí ẩn y học. Bởi thông thường, người mắc chứng xơ cứng cột bên teo cơ thường có tuổi thọ rất ngắn.Theo Live Science, không thể chắc chắn về lý do Hawking sống thọ. Tuy vậy, các nhà khoa học đồng tình tiến triển của ALS phụ thuộc vào từng cá nhân. Bệnh nhân ALS thường được tiên lượng chỉ sống thêm ba năm kể từ ngày chẩn đoán song 20% số này chạm tới 5 năm, 10% được 10 năm và 5% thậm chí vượt qua mốc 20 năm.Một yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với tuổi thọ của bệnh nhân ALS là gen di truyền. Bác sĩ Anthony Geraci, Giám đốc Trung tâm Thần kinh Cơ thuộc Viện Thần kinh học Northwell Health (Mỹ) cho biết các nhà khoa học đã xác định hơn 20 gen liên quan đến ALS, trong đó vài loại tác động đến khả năng sống còn. Ví dụ, gen SOD1 đẩy nhanh tiến triển bệnh.Bên cạnh đó, các nghiên cứu chỉ ra bệnh nhân mắc ALS lúc còn trẻ sẽ sống lâu hơn. Trên thực tế, bệnh chủ yếu xuất hiện ở người 55-75 tuổi còn Hawking được chẩn đoán vào năm 21 tuổi.Các nhà khoa học cho rằng ngay từ đầu, Hawking đã chiến đấu với ALS bằng một cách rất khác. Và rất có thể, những khác biệt này đã tạo nên sự sống dài kỳ lạ của ông. Họ cho rằng nhờ những chẩn đoán từ rất sớm mà Hawking đã có cơ hội sống cùng với căn bệnh lâu hơn so với những người khác.Về phần mình, Hawking từng chia sẻ rằng sự tập trung vào công việc đã phần nào giúp ông vượt qua được tình trạng tàn tật và cho ông thêm những năm tháng sống sót mà những người khác không có được.Bên cạnh việc chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, Hawking đã để lại những cống hiến phi thường cho khoa học vật lý với sự trợ giúp của rất nhiều máy móc hiện đại. Hawking hầu như liệt toàn thân, phải sử dụng xe lăn và giao tiếp qua thiết bị hỗ trợ gắn với máy tính. Mỗi khi cần nói, ông gõ chữ vào máy tính.Bằng tài năng và những nỗ lực làm việc chăm chỉ cũng như cống hiến to lớn cho khoa học, ông trở thành giáo sư vật lý năm 35 tuổi. Đến năm 1976, ông nhận Huy chương Albert Einstein và bằng tiến sĩ danh dự từ ĐH Oxford.Giáo sư Hawking cũng cho rằng tập trung vào những khuyết tật của cơ thể sẽ không làm cho bạn tốt hơn, vì vậy, đừng để ý đến nó.
Nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking được chẩn đoán mắc bệnh xơ cứng teo cơ (ALS) khi ông mới 21 tuổi. Thời điểm đó, các bác sĩ dự đoán Stephen Hawking chỉ có thể sống không quá 2 năm nữa. Thế nhưng thực tế, nhà vật lý thiên tài này đã sống và cống hiến những điều vĩ đại cho khoa học thế giới trong suốt hơn 50 năm sau khi mắc bệnh.
ALS là căn bệnh xơ cứng teo cơ khiến các tế bào thần kinh tê liệt, bệnh nhân sẽ cảm nhận được cơ thể từ từ cứng lại cho tới khi liệt hoàn toàn. Họ mất dần khả năng vận động, không thể nhau, nuốt thức ăn và hít thở cũng khó khăn. Hiện tại, chưa có loại thuốc nào chữa được căn bệnh này. Bệnh nhân chỉ có thể kéo dài sự sống bằng các thiết bị phụ trợ đắt tiền.
Sự sống vượt qua bệnh tật hiểm nghèo của thiên tài Stephen Hawking trở thành bí ẩn y học. Bởi thông thường, người mắc chứng xơ cứng cột bên teo cơ thường có tuổi thọ rất ngắn.
Theo Live Science, không thể chắc chắn về lý do Hawking sống thọ. Tuy vậy, các nhà khoa học đồng tình tiến triển của ALS phụ thuộc vào từng cá nhân. Bệnh nhân ALS thường được tiên lượng chỉ sống thêm ba năm kể từ ngày chẩn đoán song 20% số này chạm tới 5 năm, 10% được 10 năm và 5% thậm chí vượt qua mốc 20 năm.
Một yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với tuổi thọ của bệnh nhân ALS là gen di truyền. Bác sĩ Anthony Geraci, Giám đốc Trung tâm Thần kinh Cơ thuộc Viện Thần kinh học Northwell Health (Mỹ) cho biết các nhà khoa học đã xác định hơn 20 gen liên quan đến ALS, trong đó vài loại tác động đến khả năng sống còn. Ví dụ, gen SOD1 đẩy nhanh tiến triển bệnh.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu chỉ ra bệnh nhân mắc ALS lúc còn trẻ sẽ sống lâu hơn. Trên thực tế, bệnh chủ yếu xuất hiện ở người 55-75 tuổi còn Hawking được chẩn đoán vào năm 21 tuổi.
Các nhà khoa học cho rằng ngay từ đầu, Hawking đã chiến đấu với ALS bằng một cách rất khác. Và rất có thể, những khác biệt này đã tạo nên sự sống dài kỳ lạ của ông. Họ cho rằng nhờ những chẩn đoán từ rất sớm mà Hawking đã có cơ hội sống cùng với căn bệnh lâu hơn so với những người khác.
Về phần mình, Hawking từng chia sẻ rằng sự tập trung vào công việc đã phần nào giúp ông vượt qua được tình trạng tàn tật và cho ông thêm những năm tháng sống sót mà những người khác không có được.
Bên cạnh việc chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, Hawking đã để lại những cống hiến phi thường cho khoa học vật lý với sự trợ giúp của rất nhiều máy móc hiện đại. Hawking hầu như liệt toàn thân, phải sử dụng xe lăn và giao tiếp qua thiết bị hỗ trợ gắn với máy tính. Mỗi khi cần nói, ông gõ chữ vào máy tính.
Bằng tài năng và những nỗ lực làm việc chăm chỉ cũng như cống hiến to lớn cho khoa học, ông trở thành giáo sư vật lý năm 35 tuổi. Đến năm 1976, ông nhận Huy chương Albert Einstein và bằng tiến sĩ danh dự từ ĐH Oxford.
Giáo sư Hawking cũng cho rằng tập trung vào những khuyết tật của cơ thể sẽ không làm cho bạn tốt hơn, vì vậy, đừng để ý đến nó.