Trầm cảm: Ăn có thể là cơ chế đối phó của những người bị trầm cảm hoặc lo lắng. Do vậy, khi bị trầm cảm, người ra sẽ liên tục thèm ăn.Stress: Thức ăn được xem là "liều thuốc" giúp thay đổi tâm trạng nhanh chóng nhưng chúng thực sự rất không tốt cho sức khỏe. Hormone stress cortisol sẽ “thuyết phục” cơ thể chúng ta ăn và ăn cho dù có cần calo.Cường giáp: Nếu bạn luôn đói và ăn nhiều hơn bình thường nhưng vẫn giảm cân, đó là khi tuyến giáp có thể bị quá tải hormone, kích hoạt cơ thể làm mọi thứ không theo đúng quỹ đạo.Béo phì: Ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân và ngược lại, béo phì cũng có thể khiến bạn luôn đói. Lượng chất béo dư thừa có thể làm cho lượng insulin tăng vọt, làm cho cảm giác thèm ăn tăng lên.Hạ đường huyết: Lượng đường trong máu thấp có thể do việc bỏ bữa hoặc các vấn đề ở tuyến tụy. Trong trường hợp này, cơ thể sẽ báo hiệu cần được tăng cường năng lượng khiến bạn luôn đói.Tiểu đường: Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 làm rối loạn lượng đường trong cơ thể tạo ra chu kỳ cảm giác đói khi mọi người cố gắng kiểm soát đường huyết.Kỳ kinh nguyệt: Sự thay đổi hormone trong ngày “đèn đỏ” hàng tháng có thể khiến chúng ta ăn liên tục mà vẫn không cảm thấy no.Tác dụng của thuốc: Cảm giác thèm ăn tăng lên là tác dụng phụ của một số loại thuốc gồm thuốc chống trầm cảm SSRI, thuốc dị ứng và thuốc chống động kinh.Mất nước: Khi bạn bị mất nước, trước khi có cảm giác khát, bạn sẽ cảm thấy đói. Bạn nên bắt đầu một ngày mới với một cốc nước khoảng 200ml, trong ngày nên bổ sung 1,5 đến 2,5 lít nước.Mất ngủ: Nếu bạn không ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm, cơ thể sẽ khó điều chỉnh các hormon kiểm soát mức độ đói khi thức dậy. Hormon cảm giác đói ghrelin sẽ tăng đột biến, làm cho cơ thể phải ăn ngay kể cả khi không cần calo. Ảnh: RD.Video "Bí quyết ăn thoải mái mà không lo béo". Nguồn: VTC.
Trầm cảm: Ăn có thể là cơ chế đối phó của những người bị trầm cảm hoặc lo lắng. Do vậy, khi bị trầm cảm, người ra sẽ liên tục thèm ăn.
Stress: Thức ăn được xem là "liều thuốc" giúp thay đổi tâm trạng nhanh chóng nhưng chúng thực sự rất không tốt cho sức khỏe. Hormone stress cortisol sẽ “thuyết phục” cơ thể chúng ta ăn và ăn cho dù có cần calo.
Cường giáp: Nếu bạn luôn đói và ăn nhiều hơn bình thường nhưng vẫn giảm cân, đó là khi tuyến giáp có thể bị quá tải hormone, kích hoạt cơ thể làm mọi thứ không theo đúng quỹ đạo.
Béo phì: Ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân và ngược lại, béo phì cũng có thể khiến bạn luôn đói. Lượng chất béo dư thừa có thể làm cho lượng insulin tăng vọt, làm cho cảm giác thèm ăn tăng lên.
Hạ đường huyết: Lượng đường trong máu thấp có thể do việc bỏ bữa hoặc các vấn đề ở tuyến tụy. Trong trường hợp này, cơ thể sẽ báo hiệu cần được tăng cường năng lượng khiến bạn luôn đói.
Tiểu đường: Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 làm rối loạn lượng đường trong cơ thể tạo ra chu kỳ cảm giác đói khi mọi người cố gắng kiểm soát đường huyết.
Kỳ kinh nguyệt: Sự thay đổi hormone trong ngày “đèn đỏ” hàng tháng có thể khiến chúng ta ăn liên tục mà vẫn không cảm thấy no.
Tác dụng của thuốc: Cảm giác thèm ăn tăng lên là tác dụng phụ của một số loại thuốc gồm thuốc chống trầm cảm SSRI, thuốc dị ứng và thuốc chống động kinh.
Mất nước: Khi bạn bị mất nước, trước khi có cảm giác khát, bạn sẽ cảm thấy đói. Bạn nên bắt đầu một ngày mới với một cốc nước khoảng 200ml, trong ngày nên bổ sung 1,5 đến 2,5 lít nước.
Mất ngủ: Nếu bạn không ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm, cơ thể sẽ khó điều chỉnh các hormon kiểm soát mức độ đói khi thức dậy. Hormon cảm giác đói ghrelin sẽ tăng đột biến, làm cho cơ thể phải ăn ngay kể cả khi không cần calo. Ảnh: RD.
Video "Bí quyết ăn thoải mái mà không lo béo". Nguồn: VTC.