Bệnh tiểu đường: Theo nghiên cứu từ Đại học Niigata (Nhật Bản), căn bệnh phổ biến thời hiện đại này có thể gây khiếm thính ở những người bị bệnh. Theo đó, những người bị bệnh tiểu đường có tỷ lệ mắc bệnh khiếm thính cao gấp hai lần so với những người bình thường. Do lượng glucose trong cơ thể làm tổn thương các dây thần kinh và các mô trong tai nên khả năng nghe giảm.Sấy tóc: Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Thính Lực – Đại học College London (Anh), 20% trong số chúng ta có nguy cơ bị điếc sớm từ những yếu tố đời thường hằng ngày. Một trong những tiếng ồn có thể gây điếc nếu tiếp xúc trong khoảng thời gian dài bao gồm cả tiếng ồn của máy sấy tóc nếu tiếp xúc hơn 4 giờ.Nghe nhạc to: Các nghiên cứu khoa học cũng cho biết, thông thường, những người làm việc trong ngành công nghiệp âm nhạc, những người thường xuyên phải sử dụng các thiết bị thính giác tần số cao, tham dự các buổi hòa nhạc lớn...có thể gặp phải các vấn đề khiếm thính sớm.Sáp tai đặc: Sáp trong tai bạn khô đặc và không được vệ sinh thường xuyên có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe của bạn. Tuy nhiên, thói quen ngoáy tai bằng bông ngoáy tai cũng gây ra những tác hại không nhỏ đến thính giác.Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Dùng một số loại thuốc như kháng sinh mạnh hay các loại thuốc trong điều trị hóa chất, trị xạ cũng có thể gây ra tác dụng phụ bị điếc.Sốt cao: Sốt cao, sốt đột ngột gây viêm ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể, đôi khi cả ở trong tai nên có thể gây ra tình trạng khiếm thính nhẹ trong một thời gian ngắn ở một số người.Ùn tắc giao thông: Nếu bạn sống ở thành phố với lưu lượng giao thông ùn tắc liên tục và thường xuyên phải nghe tiếng còi xe, thính giác của bạn dễ bị suy giảm. (Nguồn ảnh: Boldsky)
Bệnh tiểu đường: Theo nghiên cứu từ Đại học Niigata (Nhật Bản), căn bệnh phổ biến thời hiện đại này có thể gây khiếm thính ở những người bị bệnh. Theo đó, những người bị bệnh tiểu đường có tỷ lệ mắc bệnh khiếm thính cao gấp hai lần so với những người bình thường. Do lượng glucose trong cơ thể làm tổn thương các dây thần kinh và các mô trong tai nên khả năng nghe giảm.
Sấy tóc: Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Thính Lực – Đại học College London (Anh), 20% trong số chúng ta có nguy cơ bị điếc sớm từ những yếu tố đời thường hằng ngày. Một trong những tiếng ồn có thể gây điếc nếu tiếp xúc trong khoảng thời gian dài bao gồm cả tiếng ồn của máy sấy tóc nếu tiếp xúc hơn 4 giờ.
Nghe nhạc to: Các nghiên cứu khoa học cũng cho biết, thông thường, những người làm việc trong ngành công nghiệp âm nhạc, những người thường xuyên phải sử dụng các thiết bị thính giác tần số cao, tham dự các buổi hòa nhạc lớn...có thể gặp phải các vấn đề khiếm thính sớm.
Sáp tai đặc: Sáp trong tai bạn khô đặc và không được vệ sinh thường xuyên có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe của bạn. Tuy nhiên, thói quen ngoáy tai bằng bông ngoáy tai cũng gây ra những tác hại không nhỏ đến thính giác.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Dùng một số loại thuốc như kháng sinh mạnh hay các loại thuốc trong điều trị hóa chất, trị xạ cũng có thể gây ra tác dụng phụ bị điếc.
Sốt cao: Sốt cao, sốt đột ngột gây viêm ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể, đôi khi cả ở trong tai nên có thể gây ra tình trạng khiếm thính nhẹ trong một thời gian ngắn ở một số người.
Ùn tắc giao thông: Nếu bạn sống ở thành phố với lưu lượng giao thông ùn tắc liên tục và thường xuyên phải nghe tiếng còi xe, thính giác của bạn dễ bị suy giảm. (Nguồn ảnh: Boldsky)